Nhiều giải pháp ổn định nguồn cung điện

Trung Hậu-Chủ nhật, ngày 10/09/2023 21:01 GMT+7

VTV.vn - Thực hiện chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ, ngành điện đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định nguồn cung điện.

Bảo đảm cung ứng điện, tuyệt đối không để thiếu điện trong thời gian tới, đây là một trong những nội dung chỉ đạo trong Công điện gần đây của Thủ tướng Chính phủ.

Nếu phải vận hành máy phát điện, thì mỗi tháng khách sạn ở TP Phú Quốc, Kiên Giang sẽ mua khoảng 30.000 lít dầu. Theo đơn giá hiện tại, số tiền khách sạn phải bỏ ra mỗi tháng là gần 700 triệu đồng. Đại diện doanh nghiệp cho biết, mức chi phí như vậy cao gấp 4 lần so với sử dụng điện lưới quốc gia. Do vậy, việc cung cấp điện ổn định sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

"Với công suất máy như này, tính trên đơn vị một ngày, khoảng trên 1.000 lít dầu. Điện ở Phú Quốc hiện nay không còn tình trạng cắt điện thường xuyên như trước đây nữa", ông Bùi Duy, Khách sạn Thiên Thanh, TP Phú Quốc, Kiên Giang, cho biết.

Theo điện lực Kiên Giang, từ khi có điện lưới quốc gia, nhu cầu sử dụng điện trên đảo Phú Quốc tăng trưởng cao liên tục, đạt tốc độ bình quân trên 35% mỗi năm. Nhờ 2 tuyến đường dây vượt biển và 4 trạm biến áp, những khó khăn về điện của Phú Quốc đã cơ bản được giải quyết.

Nhiều giải pháp ổn định nguồn cung điện - Ảnh 1.

8 tháng đầu năm, sản lượng điện đạt trên 187 tỷ kWh, tăng khoảng 3% so với năm 2022. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Việc đưa vào vận hành trạm biến áp 110 KV Nam Phú Quốc đã đảm bảo năng lực cung ứng điện cho thành phố Phú Quốc lên gấp 2 lần phụ tải hiện hữu. Nguồn cung điện ổn định lâu dài giúp cho thành phố này thu hút và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

"Năm 2024, dự kiến sẽ phát triển phụ tải các trạm Bắc Phú Quốc, thêm 2 máy biến áp đưa vào vận hành, sẽ đảm bảo cung cấp đủ điện cho Phú Quốc", ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Điện lực Phú Quốc, Kiên Giang, thông tin.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 8 tháng đầu năm, sản lượng điện đạt trên 187 tỷ kWh, tăng khoảng 3% so với năm 2022. Dự kiến hết năm nay, tổng sản lượng điện ước đạt 284 tỷ kWh, tăng trên 8% so với năm 2022. Để đáp ứng nhu cầu điện trong giai đoạn tới, nhiều giải pháp đã được triển khai.

"Để chuẩn bị cho kế hoạch 2024, Bộ Công thương đã chỉ đạo EVN và các tập đoàn thực hiện các giải pháp để chuẩn bị các nguồn nhiên liệu về than, về khí, vận hành tối ưu các nhà máy thủy điện đảm bảo tích nước chuẩn bị cho việc vận hành mùa khô năm 2024", ông Từ Văn Hùng, Phó Trưởng phòng Hệ thống điện, Cục Điều tiết điện lực, cho hay.

Để đảm bảo nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, công điện Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên theo đúng tiến độ đã đề ra, dự án đang phấn đấu sẽ khởi công trong tháng 9 này.

Quy hoạch điện VIII: Không sử dụng vốn đầu tư công cho các dự án nguồn điện Quy hoạch điện VIII: Không sử dụng vốn đầu tư công cho các dự án nguồn điện

VTV.vn - Bộ Công Thương vừa có Tờ trình số 6046/TTr-BCT gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước