Đáng chú ý, có tới 8 bộ ngành chưa giải ngân được đồng nào. Tốc độ giải ngân chậm do hàng loạt vướng mắc trong quá trình làm thủ tục.
18 trong tổng số 72 dự án của các bộ ngành, chậm tiến độ ở tất cả các khâu, từ thiết kế, xây dựng và phê duyệt tổng mức đầu tư, tới đấu thầu... Thậm chí, nhiều dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng đã được bố trí vốn.
"Vướng mắc là hiệp định vay vốn lần 2 chưa được ký. Thủ tướng đã có chủ trương thành lập đoàn đàm phán để ký hiệp định nhưng hiện cần rà soát lại hiệp định vay 32 nên chưa có cơ sở để giải ngân", ông Trần Văn Ngọc, Phó trưởng Ban Kế hoạch tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết.
Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn nước ngoài chậm do hàng loạt vướng mắc trong quá trình làm thủ tục. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Một nguyên nhân khác khiến tốc độ giải ngân đầu tư công từ vốn ODA chỉ bằng 1/4 so với vốn đầu tư công trong nước là quy trình thủ tục phải qua nhiều cấp, làm kéo dài thời gian thực hiện.
Nhiều ý kiến đề xuất cần sửa đổi Nghị định 56 về quản lý và sử dụng vốn ODA ưu đãi nước ngoài, tạo điều kiện phân cấp nhằm đơn giản hóa quy trình, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư hay gia hạn thời gian thực hiện dự án.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ ngành cần khẩn trương rà soát phân bổ chi tiết dự toán của từng dự án, đồng thời cần tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án sắp hết thời hạn giải ngân theo quy định.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!