Những điểm yếu của nền kinh tế Đức dưới thời Thủ tướng Merkel

Thanh Hiệp (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 22/09/2017 10:31 GMT+7

VTV.vn - Nền kinh tế Đức dưới thời Thủ tướng Merkel vẫn còn không ít những tồn tại mà các ứng viên khác có thể đề cập tới nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri.

Cuối tuần này, nước Đức sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Liên bang. Đương kim Thủ tướng Angela Merkel hiện vẫn là ứng viên sáng giá nhất nhờ vũ khí lợi hại là những chính sách kinh tế khá thành công, giúp nền kinh tế số một châu Âu vẫn tăng trưởng một cách ổn định, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong bối cảnh cả châu Âu bị ảnh hưởng bởi nợ công. 

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đó, nền kinh tế Đức dưới thời Thủ tướng Merkel vẫn còn không ít những tồn tại mà các ứng viên khác có thể đề cập tới nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri.

Những điểm yếu của nền kinh tế Đức dưới thời Thủ tướng Merkel - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Getty).

Nền kinh tế Đức đang trải qua một giai đoạn thịnh vượng với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục, mức lương gia tăng. Tuy nhiên, lợi ích đó lại không hề đến với những người đang phải sống dựa vào nguồn thực phẩm thải ra từ các siêu thị như bà Regina Scheffler.

"Tôi thường nhận được khoai tây, hành, đôi lúc có thể có bắp cải nhưng như vậy là tốt lắm rồi", bà Regina Scheffler nói.

Theo nhiều chuyên gia, các chương trình cải cách kinh tế của Thủ tướng Merkel đang giúp nền kinh tế Đức tăng trưởng ngày càng ổn định nhưng đồng thời cũng khiến tình trạng bất bình đẳng ngày càng được nới rộng. 15,7% người Đức hiện đang đối mặt với cảnh đói nghèo - mức cao nhất kể từ khi nước Đức thống nhất.

Giáo sư Frank Nullmeier, trường đại học Bremen nói: "Các chính sách cải cách một mặt đã khiến kinh tế Đức phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, thật khó có thể phủ nhận rằng, tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đang ngày càng gia tăng".

Những điểm yếu của nền kinh tế Đức dưới thời Thủ tướng Merkel - Ảnh 2.

Chính phủ Đức bị chỉ trích lơ là những lợi ích của giới trẻ, đặc biệt là giáo dục.

Chính phủ Đức hiện cũng đang phải đối mặt với những chỉ trích vì việc quá chú trọng vào cân bằng ngân sách, trong khi lại lơ là những lợi ích của giới trẻ, đặc biệt là giáo dục. Trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, Đức hiện đang là nước đứng cuối cùng trong lĩnh vực đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết cho tương lai.

Ông Wolfgang Grundinger, phát ngôn viên Tổ chức Quyền của các thế hệ tương lai, cho biết: "Ngân sách dành cho số hóa và giáo dục tại Đức bị đóng băng và không nhận được sự quan tâm cần thiết. Tình trạng trẻ em rơi vào cảnh đói nghèo cũng đang gia tăng nhưng cũng không được để ý tới".

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng đang gây khó khăn cho nền kinh tế Đức chính là ác mộng dân số. Các dự đoán của cơ quan thống kê Đức cho thấy, với tốc độ già hóa như hiện nay, dân số của nước này sẽ giảm từ 80 triệu xuống còn 68 triệu vào năm 2060, ảnh hưởng lớn tới khả năng duy trì sức mạnh kinh tế. Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đã tìm tới sự hỗ trợ từ nguồn lao động nhập cư, tuy nhiên những kết quả đạt được vẫn còn khá hạn chế.

Năm 2016, kinh tế Đức tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm Năm 2016, kinh tế Đức tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm

VTV.vn - Đây là thông tin mới nhất được đưa ra bởi Cơ quan Thống kê liên bang Đức Destastis.

*Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TVOnline!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước