Đến sân bay làm thủ tục xuất cảnh, nhiều chủ doanh nghiệp không khỏi bất ngờ khi tên mình có trong danh sách bị cấm xuất cảnh vì lý do nợ thuế. Điều càng ngạc nhiên và không ít người tỏ ra bất bình là số tiền thuế bị nợ có khi chỉ chưa tới 1 triệu đồng. Áp dụng hình thức cưỡng chế tạm hoãn xuất cảnh nợ thuế với số tiền nhỏ đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
300.000 đồng đến 1 triệu đồng vì nợ thuế đã bị cấm xuất cảnh. Từ đầu năm đến nay: Đồng Nai, có 64 trường hợp. Còn trong đầu tháng 6 năm nay, Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã ra thông báo cho 5 doanh nghiệp tạm hoãn xuất cảnh. Riêng trong tháng 5/2024, TP. Hồ Chí Minh có 12 giám đốc doanh nghiệp đã bị Cục Hải quan Thành phố ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế. Điều đáng nói, những trường hợp này nợ thuế hơn 997.000 đồng, có người nợ 1,1 triệu đồng.
Trung tâm này những ngày gần đây thường xuyên nhận điện thoại cầu cứu của các doanh nghiệp vì khi ra đến sân bay, họ mới biết mình nằm trong danh sách tạm hoãn xuất cảnh do chưa nộp thuế.
Ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi nhận được cuộc gọi từ sân bay gọi về họ nói là tạm dừng xuất cảnh. Khi chúng tôi hỏi họ có nhận được thông báo tạm dừng xuất cảnh của cơ quan thuế không thì người ta nói không nhận được".
Với số tiền nợ thuế rất nhỏ nhiều doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh nhưng lại gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Tài chính nêu ý kiến: "Điều thiệt hại lớn nhất với họ là chữ tín vì không có mặt vào thời điểm ký hợp đồng, giao lưu với đối tác, ký kết hợp đồng lớn và rất lớn của họ, dẫn đến một số hệ quả tiếp theo phải xử lý như đền bù hợp đồng, gia tăng hoặc đội chi phí của những hợp đồng đó".
Theo các luật sư, quy định này là cần thiết song có phần hơi cứng nhắc. Bởi trong số những người nợ thuế, có người do không biết mình nợ thuế. Đặc biệt mức nợ thuế chỉ vài trăm ngàn đồng cũng bị cấm xuất cảnh là chưa phù hợp. Do đó cần quy định rõ hơn về vấn đề này.
Theo các luật sư, mức nợ thuế chỉ vài trăm ngàn đồng cũng bị cấm xuất cảnh là chưa phù hợp
Luật sư Trương Thị Hòa - Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài Thương mại TP. Hồ Chí Minh nhận định: "Nên hạn chế số tối thiểu là bao nhiêu, chứ không phải thiếu mấy triệu mà không cho người ta đi cũng không nên. Nhưng điều thứ hai quan trọng nhất là khi có thông báo xuất cảnh phải cho đương sự biết".
Nhiều chuyên gia cho rằng, theo Luật quản lý thuế thì không quy định mức nợ thuế, người nợ thuế vài trăm ngàn hay vài tỉ đều là nợ thuế. Tuy nhiên, tại nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh cũng nên bố trí, hoặc cài đặt các hệ thống nộp thuế liên thông tại chỗ cho những trường hợp nợ thuế thấp từ vài chục triệu đồng trở xuống. Điều này sẽ hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế, kịp thời tháo gỡ ngăn chặn xuất cảnh.
Bà Nguyễn Thu Trà - Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, Tổng cục Thuế đưa ra nhận định: "Cơ quan thuế cũng kiến nghị và người nộp thuế thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về địa chỉ liên lạc cũng như địa chỉ nhận thông báo thuế của cơ quan thuế đến để kịp thời biết, từ đó thông báo, thông tin giữa cơ quan thuế và người nộp thuế được thông suốt. Một điểm nữa, cơ quan thuế khuyến cáo người nộp thuế đăng kí tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế để có thể tiếp nhận thông tin của cơ quan thuế một cách dễ dàng".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!