Những ngày gần đây, câu chuyện về Viện nghiên cứu dữ liệu lớn do Giáo sư Vũ Hà Văn, Đại học Yale của Mỹ, làm Giám đốc khoa học và tham gia điều hành Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ ứng dụng 1.000 tỷ đồng giành được sự quan tâm đặc biệt của cả giới khoa học công nghệ Việt Nam.
Bước đi này thể hiện một tầm nhìn lớn và sự chuyển hướng có tính đột phá, chiến lược của doanh nghiệp. Thay vì tập trung mảng thương mại, dịch vụ thông thường, các tập đoàn lớn,đã chú trọng một mảng được coi là rất khó và nhiều chông gai thử thách đó là công nghệ cao thời 4.0 mà cụ thể ở đây là dữ liệu lớn (Big Data).
Dữ liệu lớn được hiểu là gì? Công nghệ dữ liệu lớn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống như: y tế, giao thông, giáo dục, ngân hàng... Ví dụ trong y tế, công nghệ này có thể huy động hàng nghìn, hàng triệu dữ liệu, kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh từ các bệnh viện trong và ngoài nước, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.
Các trang mạng xã hội như Facebook, You tube, Google phải quản lí dữ liệu lên tới 50 tỉ bức ảnh, hàng triệu video và tìm kiếm thông tin từ người dùng. Mỗi này, những trang bán hàng trên mạng như Amazon.com phải xử lý hàng triệu thông tin, dữ liệu khách hàng. Công nghệ dữ liệu lớn sẽ tập hợp sở thích, thói quen, lịch sử mua sắm của khách hàng, là những gợi ý giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn, người mua cũng tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
Theo hãng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu Oracle (Mỹ), việc phân tích dữ liệu lớn sẽ giúp các tổ chức kiếm được 10,66 USD cho mỗi 1USD chi phí phân tích dữ liệu lớn. Việc đầu tư nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số thời 4.0 vào đời sống rất cần những đầu tàu là các tập đoàn lớn, có tiềm lực kinh tế để tạo bứt phá.
Bên cạnh các doanh nghiệp tư nhân như Vingroup, FPT, CMC… các tập đoàn Nhà nước như VNPT, Viettel… cũng đang tập trung nguồn lực đầu tư những công nghệ chủ lực của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như: Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật…
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, khoa học - công nghệ trở thành yếu tố then chốt, mang tính quyết định để các nước đang phát triển bắt kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến. Làm thế nào để đầu tư hiệu quả, phát triển công nghệ 4.0 tại Việt Nam? Theo các chuyên gia, vấn đề mấu chốt đầu tiên là cần đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng, tiếp đó mới là công nghệ.
Đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số 4.0 VTV.vn- Đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số là một trong những chủ đề được hướng tới trong Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) sẽ diễn ra trong tháng 9 ở Việt Nam.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!