Hàng trăm ngàn tấn phụ phẩm tôm bị bỏ đi mỗi năm, hay chỉ có 10% trong tổng sản phẩm cá tra là mặt hàng giá trị gia tăng như: dầu cá, gelatin hay collagen… được sản xuất. Đây chính là những con số biết nói về thực trạng ngành chế biến phụ phẩm thủy sản của Việt Nam hiện nay.
Được biết, 1kg tôm thành phẩm có thể mang lại 20 USD cho doanh nghiệp, nhưng chỉ với 1kg chitosan (dùng để tái tạo da trong ngành y tế) được chiết xuất từ đầu tôm có thể mang về 1.000 USD. Đó chỉ là một ví dụ cho thấy giá trị kinh tế gấp hàng chục lần của các phụ phẩm thủy sản.
Tuy nhiên có một thực tế khác, đó là số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào ngành chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi số vốn đầu tư lớn cũng như dung lượng thị trường chưa có.
Theo kinh nghiệm từ Na Uy, các công ty nhỏ hoặc công ty quy mô gia đình có thể hợp tác cùng đầu tư để xây dựng các nhà máy với công nghệ hiện đại, điều này giúp doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm, đồng thời tránh được các vấn đề về ô nhiễm môi trường từ phụ phẩm.
Phụ phẩm thủy sản là tài nguyên, không phải phế liệu. Tỷ lệ xử lý phụ phẩm càng cao, chất thải sẽ càng ít cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Các chuyên gia tính toán, ngành xử lý phụ phẩm tôm mỗi năm có thể mang về 3 tỷ USD cho nước ta. Điều quan trọng là xây dựng mô hình và công nghệ phù hợp với Việt Nam.
Giải pháp nào nâng cao giá trị phụ phẩm tôm? VTV.vn - Cùng với việc tạo cơ chế thông thoáng thu hút nhà đầu tư, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực phụ phẩm tôm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!