Rượu vang Italy tiếp tục đối mặt với một năm nhiều khó khăn

PV-Chủ nhật, ngày 26/07/2020 19:03 GMT+7

Một người đàn ông ngồi trong một cửa hàng rượu ở Rome, Italy. (Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Dù cuộc sống đang dần trở lại bình thường, nhưng các chuyên gia trong ngành dự báo một năm khó khăn tiếp theo đối với các nhà sản xuất rượu vang Italy.

Các nhà sản xuất rượu vang Italy đã trải qua năm 2019 đầy khó khăn khi phải đối mặt với lũ lụt, những đợt nắng nóng và bão. Sang năm 2020, đại dịch COVID-19 xuất hiện, kéo theo các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở cả Italy lẫn châu Âu đã đẩy nhu cầu rượu vang sụt mạnh.

Giám đốc nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường đồ uống IWSR Drinks Market Analysis, ông Daniel Mettyear, cho hay nhìn chung, tương lai gần của các nhà sản xuất rượu vang Italy đang không quá sáng sủa.

Trước tiên, thị trường trong nước đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát dịch COVID-19 và thời gian phong tỏa sau đó. Hơn 50% lượng rượu vang không bọt tiêu thụ ở Italy là tại các quán bar và nhà hàng, trong khi 15% khác được tiêu thụ tại các cửa hàng và khu phố chuyên bán rượu có quy mô nhỏ hơn. Tất cả những nơi này đều phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa nghiêm ngặt tại quốc gia này.

Rượu vang Italy tiếp tục đối mặt với một năm nhiều khó khăn - Ảnh 1.

Sau cuộc khủng hoảng COVID-19, các nhà sản xuất rượu vang sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, đặc biệt là ở Italy. (Ảnh minh họa: Reuters)

Italy là quốc gia sản xuất rượu vang hàng đầu trên thế giới. Giống như các nhà sản xuất lớn khác, nước này đã ghi nhận mức sản lượng rượu vang giảm trong năm 2019, từ trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Ước tính từ Tổ chức Nho và Rượu vang quốc tế (OIV) cho thấy sản lượng rượu vang toàn cầu năm 2019 đã giảm 10% so với năm trước, xuống còn từ 258 - 267 triệu hectolitre (1 hectolitre = 100 litre), trở lại mức trung bình của những năm gần đây sau khi sản lượng rượu vang đạt mức cực kỳ cao trong năm 2018. Vào cũng năm 2019, hoạt động sản xuất rượu vang tại Italy đã giảm 15% so với năm trước đó.

OIV cho biết sự sụt giảm sản lượng trong năm 2019 tại Italy, Tây Ban Nha và Pháp - 3 quốc gia chiếm tới 80% sản lượng rượu vang của châu Âu - chủ yếu là do điều kiện thời tiết bất lợi, như mùa Xuân rất lạnh và nhiều mưa, sau đó là mùa Hè cực kỳ nóng và khô.

Hiện, sau cuộc khủng hoảng COVID-19, các nhà sản xuất rượu vang dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, đặc biệt là ở Italy - nơi từng là tâm điểm của đợt bùng phát dịch trước khi nó lan rộng khắp lục địa châu Âu.

IWSR dự báo rằng sản lượng rượu vang không bọt và rượu vang sủi bọt của Italy sẽ giảm lần lượt 9,54% và 16,86% vào năm 2020, do sự sụt giảm hai chữ số tại hầu hết các thị trường tiêu thụ chính.

Rượu vang Italy tiếp tục đối mặt với một năm nhiều khó khăn - Ảnh 2.

Italy là quốc gia sản xuất rượu vang hàng đầu trên thế giới. (Ảnh minh họa: InsideHook)

Mặc dù lượng tiêu thụ rượu tại nhà đã tăng lên trong cuộc khủng hoảng COVID-19, IWSR lưu ý rằng bất kỳ sự tăng trưởng tiêu thụ rượu nào thông qua kênh siêu thị đều sẽ không thể phục hồi được những tổn thất tại các mảng khác của thị trường.

IWSR nói thêm rằng triển vọng cho các nhà xuất khẩu rượu vang trên toàn cầu hiện khá không đồng đều trong năm 2020.

Về mặt xuất khẩu, trong khi một số thị trường trọng điểm như Mỹ và Canada dự kiến suy giảm nhẹ, thậm chí vẫn có khả năng tăng trưởng như: rượu vang không bọt ở Thụy Điển, rượu vang sủi bọt ở Pháp, Australia và Mexico, nhìn chung triển vọng của thị trường vẫn theo hướng là giảm đáng kể do những tác động của dịch COVID-19, các biện pháp giãn cách xã hội và giai đoạn suy thoái kinh tế sắp xảy ra. Những yếu tố này sẽ dẫn tới sự suy giảm đáng kể trong nhu cầu về rượu vang trên thế giới.

Rượu vang Pháp tồn kho vì dịch biến thành… nước rửa tay Rượu vang Pháp tồn kho vì dịch biến thành… nước rửa tay

VTV.vn - Các nhà sản xuất rượu Pháp đã tìm được hướng giải quyết cho hàng trăm triệu lít rượu vang tồn kho vì dịch COVID-19, đó là biến chúng thành nước rửa tay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước