Mô hình Sở Giao dịch Hàng hóa đã có lịch sử hàng trăm năm trên thế giới như: Sở Giao dịch Hàng hóa New York; Sở Giao dịch nông sản, Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo… Tại Việt Nam, Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam do Bộ Công Thương cấp phép cũng đã đi vào hoạt động hơn 1 năm. Thông qua Sở này, các doanh nghiệp có thể bảo hiểm rủi ro về giá khi giao dịch trên thị trường quốc tế.
Anh Tuấn vốn là một nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán. Thời gian gần đây, anh chuyển sang đầu tư hàng hóa. Các mặt hàng ưa thích trong giỏ đầu tư của anh là bạc, ngô, đậu tương.
Sở Giao dịch Hàng hóa là một kênh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Việc đầu tư hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa còn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, để họ tránh được các rủi ro về giá trong tương lai. Ví dụ doanh nghiệp A thỏa thuận mua 100kg cà phê với đối tác B, mức giá 200.000 đồng/kg vào ngày 1/8. Sau 1 tháng, hai bên sẽ thực hiện mua bán cà phê theo đúng hợp đồng là 200.000 đồng/kg, mặc dù giá cà phê trên thị trường lúc này đã tăng lên 220.000 đồng/kg.
Hiện Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam có 19 mặt hàng được cấp phép giao dịch, chia thành 4 nhóm hàng lớn, bao gồm: nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và nhóm hàng năng lượng.
Việc đầu tư hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Về vấn đề thanh toán, Sở Giao dịch Hàng hóa đang áp dụng chu kỳ thanh toán T+0, tức là sau khi nhà đầu tư mua bán, tiền có thể lập tức chuyển về tải khoản. Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán là T+2, tức là sau 2 ngày giao dịch, tiền hoặc cổ phiếu mới về tài khoản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!