Tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực ở ĐBSCL

Huỳnh Tâm (VTV9)-Thứ sáu, ngày 27/07/2018 09:59 GMT+7

PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, Viện Nghiên cứu phát triểnĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ) phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Vùng ĐBSCL phải tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp, khẩn trương xây dựng các chuỗi sản phẩm chủ lực, chất lượng cao, thương hiệu đủ mạnh... để cạnh tranh xuất khẩu.

Nguồn tài nguyên cạn kiệt, sản xuất kém bền vững, chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường thế giới và những thách thức của công nghệ 4.0 là những vấn đề trọng tâm được đặt ra tại Hội nghị Khoa học công nghệ vùng ĐBSCL được tổ chức vào chiều 26/7 tại tỉnh Tiền Giang.

Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy hiện ĐBSCL cung cấp 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 35% sản lượng trái cây xuất khẩu của cả nước. Mặc dù có tiềm năng, lợi thế lớn nhưng ĐBSCL đang đối mặt với rất nhiều thách thức trước tác động của biến đổi khí hậu, yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và sức ép của cuộc cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu. Việc sản xuất theo kiểu truyền thống, chạy theo số lượng, sản phẩm đơn điệu, không có thương hiệu sẽ rất khó tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Để thay đổi điều này, bên cạnh việc thúc đẩy tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực, Trung ương cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện để nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, ứng dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, mối liên kết 5 nhà gồm: Nhà nước - nhà khoa học - nhà băng - doanh nghiệp và nhà nông cần được tăng cường.

Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

VTV.vn - Thời gian qua, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã có một số mô hình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu đã được triển khai.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước