Theo Ngân hàng Nhà nước, đáng chú ý, giai đoạn 2016-2019, tín dụng đối với ngành công nghiệp bình quân tăng 9,17%/năm, chiếm trên 20% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng ổn định đạt mức trung bình trên 18%.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 28/9, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 270.000 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 490.000 khách hàng với dư nợ khoảng 1,16 triệu tỷ đồng.
Riêng những tháng đầu năm 2020, do tác động của dịch COVID-19, cầu tín dụng ở mức thấp nên tăng trưởng tín dụng thấp hơn các năm trước (đến cuối tháng 1 tăng 0,1% so với cuối năm 2019, đến cuối tháng 2 tăng 0,17% so với cuối năm 2019).
Tuy nhiên, nhờ kịp thời triển khai các giải pháp đồng bộ, tín dụng từng bước được cải thiện và đến cuối tháng 9, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 6,09% so với cuối năm 2019.
Tăng trưởng tín dụng tăng bình quân trên 16% trong giai đoạn 2016 - 2019. Ảnh minh họa - Dân trí.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh…
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 28/9, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 272.115 khách hàng với dư nợ 331.013 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 493.815 khách hàng với dư nợ 1.161.315 tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1.758.224 tỷ đồng cho 315.272 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5%-2,5% so với trước dịch.
Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho 163.044 khách hàng với dư nợ 4.086 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho 75.209 khách hàng với dư nợ 1.567 tỷ đồng, cho vay mới đối với 1.591.918 khách hàng với dư nợ 58.728 tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!