Số liệu của theo Tổng cục Hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu cho thấy, tổng kim ngạch trong tháng 11 đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% (tương ứng giảm 2,83 tỷ USD) so với tháng trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% (tương ứng giảm 1,9 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 933 triệu USD).
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11/2024 thặng dư 1,06 tỷ USD.
Lũy kế 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 95,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% (tương ứng tăng 46,7 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 48,62 tỷ USD).
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng thặng dư 24,31 tỷ USD, thấp hơn 7,3% so với con số thặng dư 26,24 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tính đến thời điểm này chỉ còn hơn chục ngày nữa là kết thúc năm 2024, với nhiều tín hiệu tốt, Việt Nam có thể hoàn thành vượt mức mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đã đặt ra từ đầu năm và tiếp tục duy trì cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư.
Đáng chú ý, một tín hiệu rất đáng mừng là tỷ trọng kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước có xu hướng tăng trở lại sau, thể hiện các doanh nghiệp trong nước đã hồi phục sức khỏe sau đại dịch Covid-19 và dần chiếm lĩnh thị trường, khẳng định tiềm lực quốc gia sau một thời gian suy giảm và phụ thuộc vào khu vực FDI. Các chuyên gia đánh giá, động lực chủ yếu là sự phục hồi nhu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu và các doanh nghiệp trong nước gia tăng nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất các mặt hàng chủ lực./.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!