Thí điểm mô hình Thừa phát lại đến hết 2015

Ngọc Dũng - Linh Khánh-Thứ năm, ngày 04/12/2014 14:22 GMT+7

Toàn cảnh buổi sơ kết hoạt động mô hình Thừa phát lại

Sáng nay (4/12), Bộ Tư pháp đã sơ kết thí điểm hoạt động mô hình Thừa phát lại.

Thừa phát lại là những Công lại, không hưởng lương ngân sách Nhà nước, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp giống như Văn phòng Công chứng, được tham gia vào một số dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của người dân.

Thực hiện Nghị quyết số 36 của Quốc hội, đến nay chế định Thừa phát lại đã được thí điểm tại 13 địa phương trong cả nước với 51 Văn phòng được thành lập. Về kinh tế, doanh thu đạt 63 tỷ 325 triệu 502 nghìn đồng (trong đó, hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại tại TP.HCM đã thu được kết rất quả tốt, đạt doanh thu 56 tỷ 712 triệu 825 nghìn đồng). Còn tại các địa phương mở rộng thí điểm, bước đầu cũng đã thu được kết quả nhất định, đạt doanh thu là 6 tỷ 612 triệu 676 nghìn đồng.

Hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại đã giúp người dân thực hiện quyền công dân trong việc lựa chọn và yêu cầu một số dịch vụ pháp lý như yêu cầu thi hành án, lập vi bằng (nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời, không làm xáo trộn hoạt động của các cơ quan tư pháp mà có hỗ trợ tích cực, phối hợp nhịp nhàng. Thừa phát lại đã bắt đầu trở thành một nghề, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong hoạt động tư pháp, nếu được tạo điều kiện sẽ góp phần giảm tải thi hành án dân sự.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online.

 

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước