Thị trường vũ khí Trung Đông "sôi động" như chưa hề có COVID-19

Vân Anh (PV Đài THVN thường trú tại Trung Đông)-Thứ ba, ngày 09/06/2020 11:16 GMT+7

VTV.vn - Khi hầu hết các lĩnh vực kinh tế tại Trung Đông đang phải vật lộn với khó khăn vì COVID-19, thị trường vũ khí lại đang là một ngoại lệ.

Đại dịch COVID-19 cùng giá dầu giảm đã đẩy nhiều nền kinh tế Trung Đông lao đao trong cơn suy thoái. Các nền kinh tế vùng Vịnh, vốn thịnh vượng nhất tại khu vực này, dự kiến còn phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.

Các hợp đồng vũ khí từ Trung Đông vẫn "bình an vô sự" trước sức tàn phá của đại dịch COVID-19. Điều này đã khiến chính các nhà thầu quân sự của châu Âu hay Mỹ cũng phải cảm thấy bất ngờ.

Thị trường vũ khí Trung Đông sôi động như chưa hề có COVID-19 - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Saudi Arabia. (Ảnh: United States Air Force)

Báo The New Arab trích lời một nhà thầu quân sự phương Tây kể lại rằng, khi ông này hỏi một quan chức cấp cao của Saudi Arabia tới đây nước này có tạm dừng các hợp đồng vũ khí không? Ông này được nhắn nhủ rằng hãy tiếp tục đẩy mạnh hoạt động và từ sau đừng hỏi những câu như vậy.

Bài báo cho biết, cách đây không lâu, Riyadh đã chi 2,6 tỷ USD để mua từ Boeing 1.000 tên lửa đất đối không và chống tàu biển.

Suy thoái kinh tế vì COVID-19 tại nhiều quốc gia được dự báo sẽ theo mô hình chữ V hoặc chữ U, tức là có thể xuống đáy rồi bật lên ngay, hoặc sẽ ở dưới đáy một thời gian rồi mới bật dậy. Tuy nhiên riêng khu vực Trung Đông, nhiều nền kinh tế được dự báo sẽ phải hứng chịu suy thoái theo mô hình chữ L, tức là rơi xuống rồi ở luôn tại đó và không thể trở lên lại như trước.

Thị trường vũ khí Trung Đông sôi động như chưa hề có COVID-19 - Ảnh 2.

Hệ thống phòng không Korkut tự hành được phát triển bởi Aselsan.

Ttheo dự báo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, các hợp đồng vũ khí từ Trung Đông sẽ không suy giảm, khi những cuộc xung đột vẫn chưa tìm thấy lối thoát. Các hợp đồng vũ khí lớn dự kiến sẽ được dẫn dắt bởi Saudi Arabia, Ai Cập, Israel, Qatar, Kuwait hay Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất.

Mới đây, người ta đã đưa ra một phép tính số tiền mua 1 chiến đấu cơ F35 đủ để trang bị hơn 3.500 giường bệnh, hay bớt mua một tên lửa Trident II thì sẽ có kinh phí sản xuất thêm 17 triệu khẩu trang. Bất chấp thực tế đó, các tập đoàn sản xuất vũ khí vẫn tỏ ra khá tự tin về viễn cảnh của mình.

Theo báo Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ, tập đoàn sản xuất vũ khí Aselsan của nước này dự báo doanh thu trong năm 2020 sẽ tăng trưởng 40% - 50%. Tác động của đại dịch COVID-19, nếu có, cũng chỉ là sự đình trệ của chuỗi cung ứng một số bộ phận. Tập đoàn này cho biết tới đây sẽ đẩy mạnh nội địa hóa hơn nữa các dây chuyền sản xuất của mình.

Thị trường vũ khí Trung Đông sôi động như chưa hề có COVID-19 - Ảnh 3.

Súng máy hạng nhẹ Negev NG7 (Ảnh: IWI)

Cuộc chiến bảo vệ sức khỏe hay an ninh; khẩu trang hay vũ khí, cái gì quan trọng hơn? Bất chấp đại dịch hoành hành, cho tới nay đây vẫn là câu hỏi không dễ trả lời, dù nước giàu hay nghèo, tiền nong dư dả hay khó khăn.

Trang mạng Middle East Eye cho biết, mới đây Ấn Độ đã quyết định tiếp tục xúc tiến hợp đồng mua hơn 16.000 súng máy Negev từ Israel. Mặc dù có nhiều quan điểm khác biệt trong nội bộ, nhưng New Dehli vẫn cho thấy họ không thể lơ là trước các mối đe dọa an ninh, đặc biệt là tại Kasmir.

Trung Đông cảnh báo viễn cảnh bất ổn của giá dầu Trung Đông cảnh báo viễn cảnh bất ổn của giá dầu

VTV.vn - Sau những lạc quan ban đầu, dư luận Trung Đông những ngày qua đã liên tục cảnh báo về một tương lai bất định của giá dầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước