Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trong những ngôi nhà bị sập sau trận động đất tại Karm al-Jabal, Bắc Syria, ngày 8/2/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Con số này thấp hơn mức 125 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2022, nhưng cao hơn so với mức trung bình trong dài hạn.
Theo Munich Re, trong năm 2023, tổng thiệt hại do thiên tai, bao gồm những tổn thất không được bảo hiểm, lên tới 250 tỷ USD. Con số này tương tự như mức của năm 2022 và mức trung bình 5 năm trước đó, nhưng cao hơn con số trung bình trong dài hạn 10 năm và 30 năm. Tương tự, tổn thất được bảo hiểm trong năm 2023 cao hơn so với mức trung bình của 10 năm và 30 năm lần lượt là 90 tỷ USD và 57 tỷ USD
Số liệu của Munich Re cho thấy các trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là những sự kiện có sức tàn phá nặng nề nhất, khiến 58.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại vật chất tổng cộng 50 tỷ USD, trong đó chỉ có 5,5 tỷ USD được bảo hiểm chi trả.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các cơn bão có sức tàn phá nghiêm trọng xảy ra tại Mỹ và châu Âu với xu hướng ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Các cơn bão tại Bắc Mỹ trong năm ngoái gây thiệt hại 66 tỷ USD, trong đó 50 tỷ USD được bảo hiểm, còn các con số này tại châu Âu tương ứng là 10 tỷ USD và 8 tỷ USD.
Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học khí hậu của Munich Re, ông Ernst Rauch, nhấn mạnh các sự kiện thiên tai trước đây vốn được xếp vào diện thứ yếu hoặc "rủi ro phụ" nay đã trở thành nguyên nhân chính gây nhiều tổn thất lớn.
Các nhà khoa học nhận định sự nóng lên của bầu khí quyển Trái Đất sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn trong những thập kỷ tới. Trước nguy cơ xảy ra thảm họa ngày càng tăng, nhiều công ty bảo hiểm đã tăng mức phí đối với một số trường hợp, thậm chí có nơi còn ngừng cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!