Thời hạn xử lý nợ xấu bị bó hẹp trong 5 năm

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 15/06/2017 22:05 GMT+7

VTV.vn - Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu đang lấy ý kiến Quốc hội, chỉ giới hạn số nợ xấu cần được xử lý là trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2011 đến 2016.

Điều này đã cho thấy sự tách bạch rõ ràng, nợ xấu cũ thì được xử lý, nợ xấu mới thì không. Cơ chế không đồng nhất rất có thể sẽ dẫn đến sự bất cập trong thực tế xử lý nợ xấu.

Hơn 600.000 tỷ đồng nợ xấu thuộc giai đoạn 2011 - 2016 đang chờ phán quyết của Quốc hội. Nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu luôn tiềm ẩn, phát sinh và song hành cùng hoạt động tín dụng, còn cho vay, thì còn nợ xấu.

Ước tính, mỗi năm sẽ phát sinh 130.000 tỷ đồng nợ xấu. Như vậy trong 5 năm tới, 2017 - 2022, sẽ có khoảng 640.000 tỷ đồng nợ xấu. Nhưng số nợ xấu mới này đang đứng trước nguy cơ nằm ngoài Nghị quyết xử lý nợ xấu, nghĩa là trong tương lai, nợ xấu lại vất vưởng, không có cơ chế.

Trước những ý kiến băn khoăn về việc Nghị quyết xử lý nợ xấu nếu được thông qua và không bị giới hạn 5 năm về thời gian, thì rất dễ có thể bị lợi dụng. Nhiều ý kiến đã thẳng thắn cho rằng, các tổ chức tín dụng vốn dĩ đã rất tốn kém khi nợ xấu phát sinh, nên không bao giờ muốn có nợ xấu.

Trong tuần tới, Nghị quyết xử lý nợ xấu sẽ được các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết. Nhưng từ thực tế của quá trình xử lý nợ xấu cho thấy, nợ xấu càng để lâu thì càng gây nguy hại cho ngân hàng, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước