Thúc đẩy "xanh hóa" ngành dệt may

Mai Phương - Quang Tuệ (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 08/11/2019 08:56 GMT+7

VTV.vn - Theo Hiệp hội Dệt may, hiện số DN sử dụng công nghệ đồng bộ cao chỉ chiếm khoảng 15 - 20%, do vậy làm sao để nâng cao tỷ trọng này là bài toán cần lời giải.

Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD. Đồng thời, có một nội dung quan trọng khác là cam kết tuân thủ phát triển bền vững trong việc thực hiện chương trình "xanh hóa" ngành dệt may và tiết kiệm nguồn nước.

Trong quá trình sản xuất vải jeans từ vải denim, công đoạn chà, mài là khâu gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất từ nước xả thải. Với công nghệ cũ, mỗi chiếc quần jeans sẽ phải dùng đến 200 lít nước, nhưng với công nghệ mới, lượng nước tiết kiệm đến 70%. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt chỉ số khác về năng lượng điện, thời gian, nhân lực…

Chi phí đầu tư ban đầu cho việc sử dụng công nghệ đồng bộ cao là tương đối lớn, nhưng theo doanh nghiệp, chi phí này là hoàn toàn xứng đáng. Có một thực tế là hiện nay, 80% doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, do đó dù nhận thức "xanh hóa" là rất quan trọng nhưng các công ty chưa thể dành mọi ưu tiên đầu tư cho mục tiêu này.

Những hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết đều có rào cản về môi trường, phát triển bền vững. Vì vậy, có ý kiến nhận định, nếu không thay đổi phương thức sản xuất ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh và cả cơ hội về lâu dài, nói một cách khác đây là điều buộc phải làm.


Điểm nghẽn đầu tư dệt nhuộm - Nút thắt với ngành dệt may Việt Điểm nghẽn đầu tư dệt nhuộm - Nút thắt với ngành dệt may Việt

VTV.vn - Đầu tư vào hoạt động dệt, nhuộm là một trong những cách mấu chốt để tháo gỡ khó khăn của ngành dệt may hiện nay, nhưng để hiện thực hóa điều này lại không đơn giản.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước