Tiệm tạp hóa "đổi đời" nhờ công nghệ mới

Việt Linh-Thứ sáu, ngày 18/09/2020 14:47 GMT+7

VTV.vn - Nhiều nhà đầu tư coi các tiệm tạp hóa, chợ dân sinh truyền thống như một kênh khai thác mới, khi thả vào đó công nghệ quản lý và thanh toán trực tuyến của thời đại số.

Cửa hàng tạp hóa này tại Hàng Châu, Trung Quốc, đã được 2 cha con ông Huang mở gần 10 năm. Từ vài năm qua, cửa hàng của ông là một trong các đối tác của dự án mang tên Ling Shou Tong, do ông lớn công nghệ Alibaba triển khai.

Tham gia vào đây, chỉ bằng một ứng dụng, ông Huang và con trai có thể dễ dàng đặt hàng dự trữ từ kho của Alibaba, dự báo lượng hàng bán ra, bổ sung thêm các dịch vụ như nạp tiền điện thoại hay thanh toán trực tuyến.

"Gia nhập dự án này đã giúp chúng tôi đổi mới hoàn toàn, tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, sử dụng công nghệ để cải thiện việc bán hàng", anh Huang An, chủ cửa hàng tạp hóa tại Hàng Châu (Trung Quốc), cho biết.

Alibaba chỉ là một trong số những tên tuổi công nghệ đã và đang thử nghiệm một hướng đi mới trên thị trường bán lẻ, thay vì hướng trực tiếp đến người tiêu dùng, thì nhắm vào các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Hướng đi này xuất hiện trong bối cảnh bán lẻ truyền thống vẫn đang thống trị thị trường châu Á. Hiện các cửa hàng nhỏ lẻ chiếm tới 70% mô hình bán lẻ tại nhiều thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia.

Như tại Ấn Độ, nền tảng mang tên StoreKing, có tới hơn 50.000 đối tác cửa hàng và kết nối với khoảng 800 triệu khách hàng. Hiện StoreKing cũng đang rơi vào tầm ngắm của các ông lớn bán lẻ Amazon và Walmart.

Tiệm tạp hóa đổi đời nhờ công nghệ mới - Ảnh 1.

(Ảnh: The Wall Street Journal)

Tiềm năng của lĩnh vực này tại Đông Nam Á cũng thu hút startup hàng đầu khu vực là Grab thâu tóm ứng dụng Kudo của Indonesia cách đây 3 năm.

"Tại Indonesia, thương mại điện tử hiện mới chỉ chiếm dưới 4% tổng doanh số bán lẻ, 96% còn lại vẫn nằm trong tay lĩnh vực bán hàng truyền thống. Bởi vậy, chúng tôi tin rằng kết nối với mạng lưới đại lý là mô hình hiệu quả nhất để nắm bắt thị trường này", ông Agung Nugroho, CEO ứng dụng GrabKios by Kudo, nhận định.

Bên cạnh Grab, nhiều cái tên khác như Tokopedia và Bukalapak, 2 hãng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia, cũng đang đầu tư mạnh vào nền tảng riêng cho cửa hàng tạp hóa của mình, báo hiệu súc hút của lĩnh vực này tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới.

Dù hiện vẫn chiếm vị trí thượng phong trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam, nhưng theo các chuyên gia, có lẽ đã đến lúc các chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hóa cần phải có những thay đổi căn bản để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới, nghĩa là vừa tận dụng lợi thế có sẵn của một kênh bán lẻ truyền thống, vừa phải trang bị thêm kiến thức, cập nhật những ứng dụng công nghệ mới trong việc quản lý hàng hóa, sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt để đem lại sự thuận tiện tối ưu cho người tiêu dùng.

Tạp hóa - Kênh phân phối truyền thống vững chắc trên thị trường bán lẻ Tạp hóa - Kênh phân phối truyền thống vững chắc trên thị trường bán lẻ

VTV.vn - Dù siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hay thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, nhưng tạp hóa vẫn chiếm đến 83% thị phần trong cơ cấu bán lẻ của Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước