Tìm giải pháp sau 4 năm giá tiêu giảm

Anh Thư (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 15/09/2019 20:57 GMT+7

VTV.vn - Sau khi giá tiêu trong 4 năm gần đây dường như chỉ có giảm, bà con nông dân ở Tây Nguyên đang tìm cho mình hướng đi với các loại cây trồng mới.

Chưa bao giờ mà người trồng tiêu ở Tây Nguyên ở vào tình trạng chờ đợi trong vô vọng như lúc này. Tính từ mùa mưa 2016 đến nay giá tiêu gần như chỉ đi xuống. Từ chỗ những dây tiêu cắm xuống đất đỏ có thể đổi nhà, đổi xe, đổi cả đời thì nay đã khiến họ ôm nợ. Thực tế đang đặt ra cho người dân các vùng tiêu trọng điểm phải có hướng đi mới nhằm giảm áp lực cung vượt cầu trên thị trường.

Hiện số nợ vay vốn trồng tiêu chỉ riêng 2 huyện Chư Sê và Chư Puh đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Khi bán rẫy cũng chẳng ai mua thì chỉ còn con đường bỏ nhà cửa đi lên thành phố làm thuê. Những căn nhà bỏ hoang đang càng nhiều lên ở Chư Sê.

Diện tích những cây trồng thay cho tiêu đang tăng đồng nghĩa diện tích tiêu ở Chư Sê đã giảm gần một nửa. Vào thời điểm giá tiêu cao, 1 trụ tiêu bê tông có giá 150.000 đồng nhưng nay bán chẳng ai mua. Tại xã Ia Păng, nó chỉ còn được dùng rải làm đường.

Phát triển nóng, bất chấp khuyến cáo, lạm dụng phân thuốc hóa học đã là những bài học để người dân sẽ không lặp lại trên những cây trồng mới. Trồng chuối sạch, hữu cơ xuất khẩu Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... hiện đang là hướng đi có nhiều triển vọng để người dân có thể quên đi những hệ lụy của cây tiêu.

Vỡ quy hoạch hồ tiêu Vỡ quy hoạch hồ tiêu Năm 2018, cả nước có 21.000 ha hồ tiêu bị chết Năm 2018, cả nước có 21.000 ha hồ tiêu bị chết Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước