Với mục tiêu giải ngân khoảng 2 triệu tỷ đồng trong năm nay, tương đương 15% tăng tín dụng toàn ngành là áp lực lớn. Vì thế, cần đẩy mạnh tín dụng, tránh hiện tượng ngân hàng thừa tiền, còn doanh nghiệp lại khát vốn.
Phúc Sinh Group cho biết, dù có dòng tiền khá tốt nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khi muốn tăng thêm hạn mức vay từ 1.000 lên 1.200 tỷ đồng để thu mua nguyên liệu. Trong bối cảnh giá cà phê thu mua đã tăng lên gấp đôi so với cùng kỳ.
Ngay cả với những lĩnh vực được ưu tiên và đã có những gói tín dụng dành riêng như cho vay lâm thuỷ sản hay cho vay nhà ở xã hội cũng còn những rào cản cần tháo gỡ.
"Ví dụ chứng minh đầu vào đầu ra, các hợp đồng bao tiêu, chứng nhận phòng cháy chữa cháy thì để thực hiện các danh mục đó quả là khó", bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết.
Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến này rất thấp, thậm chí nhiều ngân hàng tăng trưởng âm. Ảnh minh họa.
Việc thúc đẩy tín dụng gặp khó, còn do các dự án bất động sản được cấp phép mới trong năm ngoái và đầu năm nay đều rất thấp.
Tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng gần 1/4 tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Hiện cả nước có khoảng 1,200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý. Nếu không giải quyết thì không có cách nào để giải quyết thủ tục vay vốn.
Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng công bố các loại lãi suất từ ngày 1/4 tới. Điều này được kì vọng sẽ tăng tính minh bạch, cạnh tranh và đưa lãi suất về mức hỗ trợ nhất cho các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng VTV.vn - Việc đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm là rất cần thiết để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15% của cả năm nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!