Thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ, từ cuối năm 2016, TP.HCM đã triển khai việc vận động các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp chuyển đổi cơ cấu thành doanh nghiệp. Một trong những đối tượng được kỳ vọng hưởng ứng chủ trương này mạnh mẽ nhất là các hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã bởi việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, là một trong những mục tiêu trọng điểm và lâu dài của nước ta. Tuy nhiên, qua gần một năm vận động, đến nay số hộ nông dân chuyển đổi lên doanh nghiệp chỉ dừng lại ở 10 hộ, một con số rất ít ỏi.
Hơn 10 năm chăn nuôi bò theo quy mô trang trại, ông Phạm Đức Nhoai (huyện Củ Chi, TP.HCM) nhận ra, mô hình sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay đã không còn phù hợp, chỉ có con đường đi lên doanh nghiệp mới có thể giúp sản phẩm của ông tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, khi lên doanh nghiệp, việc giao dịch, ký kết với đối tác cũng trở nên thuận lợi, đem lại nguồn thu cao hơn. Tuy nhiên, đã có không ít rào cản khiến ông Đức Nhoai khó thực hiện được mong muốn của mình.
Tuy đã có nhiều chính sách, chủ trương đồng hành cùng người nông dân hơn nhưng việc chuyển đổi cơ cấu như vậy vẫn là một việc làm mới mẻ đối với người nông dân. Do đó, để có thể đạt được kết quả tích cực, TP.HCM cần phải xây dựng một lộ trình lâu dài dựa trên việc tìm hiểu người nông dân đang cần gì, muốn gì trong quá trình chuyển đổi này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!