Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng hơn 4 lần

Thúy Lan-Thứ sáu, ngày 29/01/2021 17:32 GMT+7

VTV.vn - Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng cao cho thấy sức nóng của kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện đang ở mức thấp.

Theo số liệu công bố từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, riêng trong tháng 12/2020, có 98 đợt đăng ký phát hành trái phiếu với tổng giá trị đăng ký lên tới 75.350 tỷ đồng, cao gấp 4,2 lần so với tháng trước.

Từ 1/1 năm nay, nhà đầu tư cá nhân mà không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ không được đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng hơn 4 lần - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia nhận định, sau Tết Âm lịch, nguồn tiền nhàn rỗi sẽ có nhiều hơn, khả năng dòng tiền sẽ lại chảy vào trái phiếu doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: PLO)

"Chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư và doanh nghiệp phải hết sức lưu ý. Nhà đầu tư cần nắm bắt đầy đủ thông tin và phải đánh giá được mức độ rủi ro của trái phiếu khi đầu tư. Nhà nước không bảo đảm và bảo lãnh việc thanh toán của doanh nghiệp phát hành trái phiếu", ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, cho biết.

Nhiều chuyên gia nhận định, sau Tết Âm lịch, nguồn tiền nhàn rỗi sẽ có nhiều hơn, khả năng dòng tiền sẽ lại chảy vào trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm các kênh đầu tư đều gặp khó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống thấp.

Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng hơn 4 lần - Ảnh 2.

Nhà đầu tư cần nắm bắt đầy đủ thông tin và phải đánh giá được mức độ rủi ro của trái phiếu khi đầu tư. (Ảnh minh họa: PLO)

"Nhà đầu tư bao giờ cũng phải xem xét 3 yếu tố: tính thanh khoản, mức độ an toàn và lợi nhuận. Chúng ta không nên đặt lợi nhuận lên đầu tiên vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Trong bối cảnh tình hình phát hành trái phiếu không có tài sản thế chấp, đồng thời thế chấp bằng chính trái phiếu đó thì rủi ro rất lớn, khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó thua lỗ thì trái phiếu trở về bằng không. Hậu quả lớn nhất là người đầu tư phải chịu", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.

Ngân hàng Nhà nước cho biết cũng đã phát sinh việc tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn.

Bên cạnh hạn chế sức nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nhà đầu tư nhỏ lẻ, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng cũng cần siết chặt, để vừa bảo vệ nhà đầu tư, vừa tránh rủi ro cho ngân hàng và doanh nghiệp.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Hoàn thiện nền tảng thị trường Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Hoàn thiện nền tảng thị trường

VTV.vn - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã có một năm 2020 bứt phá thành công với nền tảng thị trường được củng cố, tính pháp lý ngày càng hoàn thiện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước