TOÀN CẢNH Hội thảo "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế"

Nhóm Phóng viên VTVNews-Thứ ba, ngày 24/05/2022 09:47 GMT+7

VTV.vn - "Truyền thông số" là như thế nào? Truyền thông số đóng vai trò ra sao trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19?...

Hội thảo "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế" do Trung tâm sản xuất và phát triển Nội dung số, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức sáng ngày 24/5 gồm 2 phiên tọa đàm. 

Phiên thứ nhất có chủ đề "Xu hướng dòng tiền" sẽ thảo luận những biến động của dòng tiền đầu tư thời gian qua, những thông tin tác động, và nhận định những yếu tố ảnh hưởng tới đường đi của dòng tiền trong thời gian tới.

Phiên thứ hai có chủ đề "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế": thảo luận về những cơ hội và thách thức đặt ra với các cơ quan báo chí, khi truyền tải các thông tin kinh tế trong môi trường thông tin đa chiều, đa dạng.

Phiên thảo luận "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế"

Phiên thứ hai có chủ đề "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế": thảo luận về những cơ hội và thách thức đặt ra với các cơ quan báo chí, khi truyền tải các thông tin kinh tế trong môi trường thông tin đa chiều, đa dạng.

Phiên tọa đàm có sự tham gia của các khách mời: Nhà báo Lê Quốc Minh – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phạm Anh Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài Truyền hình Việt Nam; ông Nguyễn Lâm Thanh, Tổng giám đốc Tiktok Việt Nam và ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Tập đoàn Yeah1.

TOÀN CẢNH Hội thảo Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên thảo luận "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế"

Mở đầu phiên thảo luận, Nhà báo Lê Quốc Minh cho biết, trước đây, các cơ quan báo chí dựa vào quá nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên, những năm gần đây, các cơ quan báo chí đã thay đổi. 

"Nếu dựa vào nhiều nền tảng chúng ta có truy cập nhưng không có độc giả, khán giả. Nếu chúng ta không nắm được dữ liệu độc giả thì không nhắm đến đúng đối tượng, không biết được độc giả. Vì vậy có sự cạnh tranh giữa các nền tảng. Xây dựng nền tảng riêng là rất khó nhưng chúng ta cần chủ động thu thập dữ liệu độc giả, nếu hiểu độc giả thì nắm phần thắng 50%, chủ động trong việc sản xuất nội dung. Nếu chúng ta sử dụng công cụ phân tích có thể biết xu hướng người dùng. Độc giả ở đâu chúng ta ở đó. Chúng ta có thể phân khúc nội dung như các chuyên trang trẻ em, shopping…", nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

TOÀN CẢNH Hội thảo Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế - Ảnh 2.

Nhà báo Lê Quốc Minh phát biểu trong phiên thảo luận

Phát biểu trong phiên thảo luận, ông Phạm Anh Chiến, Phó giám đốc Trung sản xuất và phát triển Nội dung số, VTVDigital cho biết, Đài THVN nói chuyện về chuyển đổi số từ 2014. Trước sự cạnh tranh này, VTV buộc phải thay đổi, phải tập trung sản xuất, phân phối nội dung trên các nền tảng số. 

"Khi ấy, chuyển đổi số của VTV vẫn chưa có VTVGo, VTVMoney như hiện nay nhưng đó là thay đổi mang tính nhận thức. Ngày nay, mỗi phóng viên VTV không chỉ sản xuất cho truyền hình mà còn sản xuất đa phương tiện. Họ cần quan tâm tương tác trên các nền tảng như thế nào, biết khán giả cần gì. Tăng trưởng sản xuất đa phương tiện của VTV hiện nay là rất rõ ràng", ông Phạm Anh Chiến nói.

Nội dung là hàng hoá quan trọng nhất.

Ông Nguyễn Thanh Lâm – Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông

Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm – Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông cho hiện trong luật báo chí, tất cả những thứ gì trên Internet gói gọn trong một câu là báo điện tử. 

Luật pháp đang trong quá trình thay đổi để thích ứng với thay đổi của truyền thông mới. Do đó khái niệm báo điện tử hiện đang “quá chặt”. Hiện đang có rất nhiều hình thái phát triển khác của truyền thông mới đang cho thấy chúng ta phải dùng nhiều cái tên khác. 

Theo ông Lâm, truyền thông mới trên không gian internet phải đảm bảo sự tương tác giữa người đọc và người xem và chúng ta chịu sự giám sát cũng như tương tác liên tục. Ngoài ra, trên không gian số chúng ta có một cơ hội chưa bao giờ có là tìm được người xem thực sự của mình là ai, dữ liệu hành vi khác của họ. Từ đó bên cạnh việc biết họ đang xem thông tin gì của mình, chúng ta có thể phục vụ họ tốt hơn. 

Nói về khó khăn chuyển đổi số của các cơ quan báo chí, theo ông Lâm, hiện nay chiến lược chuyển đối số báo chí đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 đang được trình lên Thủ tướng Chính phủ. 

Khi được phê duyệt sẽ cho chúng ta những nền tảng để nói một cách sở cứ hơn về cách mà Nhà nước sẽ tiếp cận và đồng hành với câu chuyện chuyển đổi số của báo chí . Ông Lâm nhấn mạnh nếu không chuyển đổi số chắc chắn là chết, cho nên khó khăn là đầu tư thế nào và cách bắt đầu ra sao.

“Hiện nhiều cơ quan báo chí tự cân đối ngân sách cũng rất khó khăn chứ không nói gì đến câu chuyện đầu tư phát triển. Do đó nhà nước cũng có thể có những nguồn lực để đầu tư từ nguồn ngân sách. Nhưng nhà nước có vai trò quan trọng hơn là kéo những doanh nghiệp trong nước có hạ tầng số có thể đồng hành vói việc chuyển đổi số của báo chí”, ông Lâm cho biết. 

Theo ông Lâm, ở đây không phải là doanh nghiệp giúp báo chí mà là cộng sinh trong hệ sinh thái số. Trong đó, nội dung là hàng hoá quan trọng nhất của hạ tầng số, sau đó là của nền kinh tế tê nói chung.

Điểm thứ 2 là Nhà nước sẽ có những định hương, dẫn dắt các cơ quan báo chí nên làm gì trước sao cho vừa sức, có những cách làm chuyển đối số nói ít làm nhiều, đi theo cách hiệu quả.

Theo ông Lâm Thanh - Tổng giám đốc Tiktok Việt Nam, TikoTok là một nền tảng giải trí có số lượng người dùng lớn (khoảng 1 tỷ người dùng) nhưng nền tảng này không chỉ dành cho Gen Z khi hiện rất nhiều nhà giáo dục, doanh nhân sử dụng TikTok để truyền tải nội dung của mình. 

Về vai trò của TikoTok trong quá trình thúc đẩy phục hồi kinh tế, ông Lâm Thanh cho biết cách mà TikTok đang muốn làm là tạo ra những công cụ giúp giảm chi phí từ người sản xuất đến người tiêu dùng: Người tiêu dùng có sản phẩm với chi phí thấp nhất, người sản xuất có được chi phí bán hàng, qua đó có được lợi nhuận đủ lớn để tái sản xuất.

Không phải cứ nhiều người xem là tốt mà cần người xem trung thành.

Nhà báo Lê Quốc Minh

Nhà báo Lê Quốc Minh nhận định, xu thế thế giới là các báo bắt tay nhau, lượng người dùng sẽ đủ lớn để kinh doanh nội dung. 

"Theo thống kê, người xem trung thành thường chiếm 20% và chúng ta cần đưa cho họ nội dung tốt để giữ chân họ. Những người đi ngang qua chiếm tới 80% nhưng không mang lại giá trị. Do đó, các cơ quan bao chí cần dành năng lượng, vật chất để giữ 20% quan trọng, mang lại nhiều tiền cho chúng ta", nhà báo Lê Quốc Minh nói.

Về vấn đề tin giả, nhà báo Lê Quốc Minh dự báo, với sự phát triển của công nghệ, tin giả sẽ ngày càng nhiều hơn, có thể hàng trăm ngàn lần so với hiện nay nhờ AI, deepfake. Tin giả chứng khoán, tài chính còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Thậm chí, người có trách nhiệm, trong đó có một số cơ quan báo chí cũng đăng nhầm tin giả. 

Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng, các cơ quan chính thống cần chuẩn chỉnh hơn rất nhiều. "Khi đọc một thông tin trên mạng người dùng có thể tìm về các cơ quan chính thống để xác thực. Về phía người dùng, mỗi người nên bình tĩnh lại một chút, đừng vội tin ngay thông tin đọc trên mạng xã hội hoặc trên các trang thông tin không chính thống", nhà báo Lê Quốc Minh nói thêm.

Chống tin giả không thể mãi “thả gà ra đuổi”.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về câu chuyện phòng chống tin giả trên các nền tảng số, ông Thanh Lâm – Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm, bản thân người đọc tin cũng phải có trách nhiệm.

Với riêng của các cơ quan quản lý và nền tảng truyền thông, ông Lâm nhấn mạnh chúng ta không thể mãi “thả gà ra đuổi” và chạy theo để xử lý hậu quả, sẽ phải có những biện pháp đón bắt trước. Ví dụ cơ quan quản lý sẽ làm việc nhiều hơn với các nền tảng mạng xã hội: TikTok, Facebook, YouTube… Các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới sẽ phải làm tốt hơn hiện nay trong việc ngăn chặn tin giả. Đã có những lúc những nền tảng này và thâm chị đến bây giờ vẫn đang hưởng lợi từ việc để cho tin giả phát tán.

“Ở một chừng mực nào đó các nhà mạng xã hội phải làm tốt hơn việc này phải chấm dứt việc hưởng lợi từ việc phát tán tin giả, nếu không làm thì phải có chế tài”, ông Tham Lâm cho biết. Giải pháp thứ hai theo ông Thanh lâm nữa là các cơ quan báo chí phải mang thông tin chính thống vào không gian mạng. 

“Chúng ta không thể để mạng xã hội trở thành nơi độc diễn của những nguồn thông tin không chính thông”, ông Thanh Lâm nói.

“Người ta nói về việc radio, truyền hình sẽ “chết”, hiện tại thì chưa nền tảng nào chết nhưng khó khăn là có thật trong khi đó digital đang phát triển. Nếu không chuyển đổi số chắc chắn là “chết”. Chúng ta nên làm ngay hơn là chờ đợi. Không có cách nào khác, các cơ quan báo chí cần có sự chuyển đổi số phù hợp. Chuyển đổi số không phải về công nghệ mà là thay đổi tự duy, văn hóa đơn vị” – nhà báo Lê Quốc Minh phát biểu cuối phiên thảo luận.

Phiên thảo luận "Xu hướng dòng tiền"

Phiên thảo luận thứ nhất có chủ đề "Xu hướng dòng tiền" sẽ thảo luận những biến động của dòng tiền đầu tư thời gian qua, những thông tin tác động, và nhận định những yếu tố ảnh hưởng tới đường đi của dòng tiền trong thời gian tới.

Tọa đàm có sự tham dự của các khách mời: ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng; ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc hoạch định chiến lược đầu tư, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital.

Đà phục hồi kinh tế của Việt Nam tiếp tục và tăng trưởng.

Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Nói về những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết xung đột Nga - Ukraine, kết hợp đứt gãy chuỗi cung ưng khiến giá cả tăng cao (đặc biệt là giá dầu), kết hợp với đó là những rủi ro liên quan đến việc sản xuất kinh doanh toàn cầu, dịch chuyển dòng vốn từ các nước mới nổi về Mỹ, tăng trưởng của thế giới được dự báo sẽ giảm tiếp tục còn giảm nữa, thậm chí một số khu vực có thể vừa suy thoái vừa lạm phát cao… 

“Có cả những yếu tố trực tiếp vừa gián tiếp ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam”, ông Thành cho biết. 

Với những tác động kể trên, theo ông Thành, hiện nhiều dự báo cho thấy chúng ta có thể chấp nhận lạm phát tăng cao hơn, cũng với đó là áp lực tỷ giá. Tuy nhiên theo nhưng chuyên gia này, lạm phát sẽ không tăng quá cao (có thể ở mức trên 4,5%). 

Trong khi đó, theo dự báo cán cân thương mại tthăng dự, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng… do đó chúng ta có thể hoàn toàn có thể kiểm sát được tỷ giá. Đồng thời có thể hạn chế việc nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam. 

 “Những dự báo gần đây cho thấy đà phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục và tăng trưởng. Tôi nghĩ kinh tế vĩ mô hiện tại vẫn ổn định và trong tầm kiểm soát”, ông Thành khẳng định.

Từ đầu năm dòng tiền gần như đi ngang, không ra khỏi Việt Nam 5 tháng vừa qua.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc hoạch định chiến lược đầu tư, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital

Phát biểu tại phiên thảo luận, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc hoạch định chiến lược đầu tư, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital cho biết: "Với xu hướng dịch chuyển sản xuất vào khu vực đông dân, nếu Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô thì triển vọng là rất sáng. Từ đầu năm dòng tiền gần như đi ngang, không ra khỏi Việt Nam 5 tháng vừa qua"

Nối tiếp ông Lê Anh Tuấn, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định: minh bạch thông tin là quan trọng nhất. 

"Thị trường đòi hỏi thông tin minh bạch là đòi hỏi chính đáng khi nhiều công ty hoạt động không rõ ràng về lệnh kinh doanh, lệnh môi giới. Việc công bố thông tin làm cho rõ ràng hơn, thị trường minh bạch hơn". 

Trước thông tin không có công ty nào phát hành trái phiếu thời gian qua, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, cần tinh chỉnh một số vấn đề về kiểm soát thị trường. Với bản thân các doanh nghiệp thì đạo đức nghề nghiệp, tính toán dòng tiền rất quan trọng. Thời gian tới, ngoài việc sửa các quy định, việc giám sát cần lưu ý thêm thì các nhà phát hành trái phiếu, người mua trái phiếu rất thận trọng, chỉ nên dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Cần có sự minh bạch, kỷ luật thị trường làm nền tảng tốt cho thị trường, đồng thời cần có cách xử lý khéo léo với các sai phạm.

Ông Võ Trí Thành

Về triển vọng thị trường chứng khoán – trái phiếu thời gian tới, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh thị trường có lên có xuống nhưng vấn đề là lòng tin. Do đó, cần có sự minh bạch, kỷ luật thị trường làm nền tảng tốt cho thị trường, đồng thời cần có cách xử lý khéo léo với các sai phạm. 

Với trái phiếu, chứng khoán cần sửa các quy định. Ông Võ Trí Thành dự báo dòng tiền vẫn sẽ hồi phục, có thể chững lại đôi chút. Tuy nhiên, cần lưu ý 2 điểm: Đà phục hồi ở đâu khi độ mở đang rất cao? Lĩnh vực nào người tiêu dùng muốn bỏ tiền để mua? 

Ông Võ Trí Thành cũng đánh giá thị trường chứng khoán triển vọng rất tích cực sau 2 năm xảy ra đầu cơ, thông tin “dẫn dắt” thì đã bắt đầu có nền tảng tốt.

TOÀN CẢNH Hội thảo Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế - Ảnh 9.

Toàn cảnh phiên thảo luận "Xu hướng dòng tiền"

Nói về đà tăng giá mạnh của thị trường bất động sản, phát biểu tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết 2 năm vừa qua có thị trường có hiện tượng tăng giá trên tất cả các phân khúc. 

Theo thống kê, trong năm 2021 cũng như quý I/2022, giá bất động sản tại nhiều địa phương tăng tuỳ từng phân khúc. Với chung cư tăng bình quân 3-7%, có địa phương tăng đến 30%. Đặc biệt với đất nền ở nhiều khu vực, nhất là ở những khu vực có dự báo tách nhập, nâng nên quận huyện, phát triển hạ tầng… tăng rất cao, có nơi tăng 30%, 50%, thậm chí có những nơi tăng trưởng nóng vượt qua những logic thông thường (tăng hơn 100%). 

Có thể dòng tiền đang đổ về bất động sản để đảm bảo tính an toàn, hạn chế rủi ro trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là kết hợp tâm lý của người dân càng sở hữu nhiều bất động sản càng tốt…

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng

Lý giải cho đà tăng mạnh nói trên, theo ông Khởi có thể dòng tiền đang đổ về bất động sản để đảm bảo tính an toàn, hạn chế rủi ro trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là kết hợp tâm lý của người dân càng sở hữu nhiều bất động sản càng tốt… 

Điều này đặt ra cơ quan chức năng cần những chính sách thuế phù hợp. Nguyên nhân thứ 2, theo ông Khởi là do nguồn cung trên thị trường hạn chế, đặc biệt là nguồn cung về nhà ở do nhiều dự án chưa tháo gỡ được các yếu tố pháp lý. 

Có những dự án vướng mặc về pháp lý từ trước dịch bệnh đến nay vẫn chưa tháo gỡ dẫn đến nguồn cung hạn chế. Nguyên nhân thứ 3, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS cho rằng cũng không loại trừ có hiện tượng làm giá trên thị trường bất động sản.

Nói về giải pháp hạ giá bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Khởi cho biết để có thể hạ giá bất động sản trong thời gian tới, một trong những giải pháp quan trọng là cần phải cần phải tăng nguồn cung các loại nhà cho đối tượng thu nhập thấp ví dụ như nhà ở xã hội, nhà ở giá trung bình vừa túi tiền. 

Đây là những sản phẩm đang rất thiếu. Để thực hiện điều này, cần phải sửa đổi các cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các đô thị lớn, để nhanh ra nguồn cung. Thứ 2 là tháo gỡ các thủ tục pháp lý, khuyến khích các nhà đầu tư. Cùng với đó là nguồn vốn tín dụng tập trung cần tập trung vào các dự án có khả năng triển khai nhanh, ra hàng nhanh, trong đó ưu tiên các dự án nhà ở xã hội, dự án có có giá hợp túi tiền.

Trả lời vấn đề những nhóm ngành nào thu hút dòng tiền trong thời gian tới hay dòng tiền đã chảy vào sản xuất để hỗ trợ doanh nghiệp hay chưa? Ông Lê Tuấn Anh - Giám đốc Hoạch định Chiến lược Đầu tư, Dragon Capital lấy ví dụ năm 2009 khi khủng hoảng kinh tế xảy ra Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đẩy rất mạng dòng tiền ra thị trường. 

“Thời điểm đó, bên châu Âu không tin điều này sẽ hiệu quả, đồng thời cho rằng dòng tiền sẽ đổ về những lĩnh vực mang tính đầu cơ chứ không vào nền kinh tế. Nhưng vài năm sau họ nhận ra việc dòng tiền dù không hoàn toàn đẩy vào sản xuất nhưng nó giúp cho nền kinh tế Mỹ phục hồi, trong khi châu Âu tiếp tục suy thoái”, ông Tuấn cho biết. 

“Do đó khi đưa dòng tiền ra thị trường không nên quá kỳ vọng. Ví dụ đưa ra 100 đồng không nên quá kỳ vọng 80 - 90 đồng vào đúng mục tiêu kỳ vọng. Thay vào đó chỉ nên kỳ vọng 50 đồng vào đúng mục tiêu, 50 đồng chạy vòng vòng, vậy là rất khả quan”, ông Lê Tuấn Anh nói.

Khi đưa dòng tiền ra thị trường không nên quá kỳ vọng. Ví dụ đưa ra 100 đồng không nên quá kỳ vọng 80 - 90 đồng vào đúng mục tiêu kỳ vọng. Thay vào đó chỉ nên kỳ vọng 50 đồng vào đúng mục tiêu, 50 đồng chạy vòng vòng, vậy là rất khả quan.

Ông Lê Tuấn Anh - Giám đốc Hoạch định Chiến lược Đầu tư, Dragon Capital

Còn về định hướng dòng tiền trong thời gian tới, theo ông Tuấn, 90% tạo ra việc làm nằm ở khối doanh nghiệp vừa và nhở. Khối FDI chiếm 70% lượng xuất khẩu chỉ tạo ra lực lượng lao động cũng như thuê mướn khoảng 4,5%. 

“Do đó xuất khẩu quan trọng, FDI quan trọng nhưng không phải là tiêu chí hàng đầu dẫn dắt nền kinh tế, quan trọng nhất là những yếu tố nội tại của nền kinh tế”, ông Tuấn nhấn mạnh. 

Theo ông Tuấn, như tại Dragon Capital đang quản lý số vốn khoảng 6 tỷ USD, công ty chủ yếu tập trung vào nguồn cung, nguồn cầu trong nước; tập trung vào những doanh nghiệp tạo việc làm, giá trị, trong khi rất ít tập trung vào khối xuất khẩu. 

“Dòng tiền sẽ tập trung vào nhũng doanh nghiệp phát triển mạnh, tạo được nền tảng vững mạnh trong nước”, ông Tuấn khẳng định.

Các nền tảng của VTV luôn nằm trong nhóm đầu tại Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội thảo "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế", bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang ngày càng tiến sâu vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực, trong đó truyền thông cũng đang chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ. Truyền thông đa nền tảng được xem là xu hướng tất yếu mà các cơ quan báo chí đều đang hướng đến.

Đài Truyền hình Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Định hướng chiến lược của chúng tôi là "Chủ động kết nối và phục vụ khán giả trên mọi nền tảng, dựa trên giá trị cốt lõi là NỘI DUNG và UY TÍN của VTV", với hệ thống kênh và các chương trình đã được xây dựng, phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua. 

Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng nội dung chương trình và kênh sóng, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ đầu tư cho quản trị và phân phối nội dung để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khán giả trên mọi nền tảng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Các kênh và chương trình của VTV đã hiện diện rộng khắp trên tất cả các hệ thống phát sóng truyền hình truyền thống và các nền tảng số tại Việt Nam. Đài Truyền hình Việt Nam cũng chủ động đầu tư phát triển các nền tảng số như VTV News, ứng dụng VTVGo, sản xuất nội dung trên các mạng xã hội... 

"Chúng tôi tự hào rằng, các nền tảng của VTV luôn nằm trong nhóm đầu tại Việt Nam, thu hút đông đảo khán giả cả nước. Trong thời gian tới đây, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng nội dung chương trình và kênh sóng, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ đầu tư cho quản trị và phân phối nội dung để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khán giả trên mọi nền tảng, đặc biệt là các nền tảng số", bà Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết.

TOÀN CẢNH Hội thảo Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế - Ảnh 13.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Với mục tiêu đó, ngày hôm nay, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Hội thảo chủ đề "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế". Hy vọng hội thảo sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, thảo luận, đóng góp ý kiến của các vị đại biểu, khách quý trong các phiên thảo luận chuyên sâu liên quan đến các chủ đề kinh tế, truyền thông diễn ra trong suốt buổi sáng nay. 

Đồng thời, tại sự kiện này, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTVDigital) – một đơn vị thuộc Đài Truyền hình Việt Nam - cũng chính thức ra mắt, giới thiệu Hệ sinh thái thông tin kinh tế VTVMoney tới đông đảo các quý vị đại biểu, khách quý, các bạn đồng nghiệp và các khán giả theo dõi trực tiếp trên các nền tảng số của Đài truyền hình Việt Nam. Đây sẽ là một tổ hợp nội dung đa nền tảng từ truyền hình đến internet, riêng trong lĩnh vực thông tin Kinh tế.

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển VTVMoney trở thành tổ hợp đa nền tảng truyền thông kinh tế - tài chính uy tín hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, được cá nhân hóa tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, phản ánh khách quan dòng chảy kinh tế, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TOÀN CẢNH Hội thảo Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế - Ảnh 14.

Hai phiên thảo luận trong hội thảo "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế"

Nền kinh tế đang dự báo phục hồi mạnh mẽ trong năm nay và năm tới, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, cho phép chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, mở rộng thương mại, và tiếp tục chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng.

Tận dụng đà phục hồi tăng trưởng của quý 4/2021, sau khi đã khống chế thành công dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam quý 1/2022 đã có những dấu ấn tăng trưởng tích cực đi kèm với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một trong những thách thức đặt ra là đảm bảo thực hiện nhanh chóng và hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng.

Trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi này, truyền thông đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, sau đại dịch, quá trình trình giao tiếp, trao đổi thông tin cũng có nhiều khác biệt. Truyền thông không nằm ngoài xu hướng "số hoá" như các lĩnh vực khác. Vậy "truyền thông số" là như thế nào? Truyền thông số đóng vai trò ra sao trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19?... Chương trình hội thảo "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế" với sự tham gia của nhiều khách mời là các chuyên gia kinh tế, truyền thông được hy vọng sẽ phần nào đi tìm lời giải cho những câu hỏi này.

Hội thảo "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế" gồm 2 phiên tọa đàm:

Phiên thứ nhất có chủ đề "Xu hướng dòng tiền" sẽ thảo luận những biến động của dòng tiền đầu tư thời gian qua, những thông tin tác động, và nhận định những yếu tố ảnh hưởng tới đường đi của dòng tiền trong thời gian tới.

Phiên thứ hai có chủ đề "Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế": thảo luận về những cơ hội và thách thức đặt ra với các cơ quan báo chí, khi truyền tải các thông tin kinh tế trong môi trường thông tin đa chiều, đa dạng.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước