Điều này báo hiệu các biện pháp thuế quan của Mỹ có thể bắt đầu gây tác động mạnh hơn lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chỉ số Nhà quản lý mua hàng (PMI) chính thức trong tháng 9/2018 của NBS đã giảm từ 51,3 hồi tháng Tám xuống 50,8, mức thấp nhất trong bảy tháng. Nhưng chỉ số này vẫn ở trên ngưỡng 50 điểm và ghi dấu chuỗi 26 tháng liên tiếp chỉ số PMI ở trên mốc 50 điểm.
Số đơn đặt hàng xuất khẩu mới - một chỉ số phụ thể hiện chiều hướng hoạt động trong tương lai - đã suy giảm tháng thứ tư liên tiếp khi rơi từ 49,4 hồi tháng trước xuống 48,0 trong tháng này.
Mặc dù những số liệu chính thức cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc khá "ổn và có khả năng đàn hồi" cho đến nay, nhiều nhà phân tích cho rằng các công ty và doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ trước khi các biện pháp áp thuế liên tiếp được áp đặt. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng nguy cơ xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh một khi các mức thuế thực sự được áp đặt. Sự sụt giảm ngày một sâu hơn của số đơn hàng xuất khẩu cũng đang minh chứng cho lập luận này.
Trong khi đó, chỉ số phụ về hoạt động nhập khẩu - được xem như một chỉ dấu cho nhu cầu trong nước - vẫn ở dưới ngưỡng 50 trong tháng Chín với 48,5, sau khi đã rơi xuống mức thấp nhất trong một năm hồi tháng Tám.
Nhu cầu ở Trung Quốc đã giảm dần ngay từ trước khi các tranh chấp thương mại với Mỹ leo thang. Điều này diễn ra giữa bối cảnh chi phí vay của các công ty đã bắt đầu tăng sau khi giới chức Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh việc thắt chặt kiểm soát đối với hoạt động cho vay và các khoản nợ. Tăng trưởng cho hoạt động đầu tư vào tài sản cố định cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Một cuộc khảo sát khác cũng do NBS công bố hôm Chủ nhật cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã khởi sắc trong tháng Chín, với chỉ số PMI của lĩnh vực này tăng lên 54,9 so với mức 54,2 của tháng trước đó.
Sự khởi sắc này có thể tạo thêm thuận lợi đối với Trung Quốc do dịch vụ chiếm tới hơn một nửa trong nền kinh tế của nước này, với người tiêu dùng ngày càng có thêm sức chi tiêu khi mức lương dần tăng lên.
Những tháng gần đây, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã chuyển trọng tâm đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo một "tấm đệm" giúp nền kinh tế quốc gia ứng phó với những bất ổn thương mại. Bắc Kinh đã nỗ lực cách giảm chi phí tài chính, thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, cắt giảm thuế, và hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng sớm hơn.
Các nhà phân tích lưu ý rằng sẽ phải mất một khoảng thời gian thì các biện pháp nên trên mới có thể trợ lực cho nền kinh tế đang dần "giảm tốc" của Trung Quốc. Thậm chí, một số chuyên gia dự đoán mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn trước khi có thể khởi sắc.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!