Tương lai "bấp bênh" của giá dầu thế giới

-Thứ tư, ngày 28/11/2018 11:12 GMT+7

VTV.vn - Những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới đang gây áp lực mạnh lên giá dầu trong thời gian vừa qua.

Giá dầu thô tại thị trường Mỹ những phiên giao dịch gần đây đã giảm mạnh. Trong phiên ngày 27/11, giá dầu thô ngọt nhẹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm, trụ ở ngưỡng chỉ còn 51,57 USD/ 1 thùng.

Trang CNBC cho biết, dầu đã để mất 1/3 giá trị kể từ đầu tháng 10 tới nay. Nguyên nhân do sản lượng dầu của Saudi Arabia đã đạt mức kỷ lục 11 triệu thùng 1 ngày và chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc chưa ngã ngũ có thể bao trùm Hội nghị Tài chính G20 sắp tới.

Theo Reuters, OPEC nhiều khả năng sẽ cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào tuần tới. Đã có 31/36 nhà phân tích và giao dịch trên toàn cầu nhận định điều này. Saudi Arabia và Nga sẽ chủ trì cuộc họp của nhóm OPEC vào ngày 6 - 7/12 và sản lượng dự kiến cắt giảm sẽ là 1,1 triệu thùng 1 ngày. Điều này ngược với mong muốn của Mỹ.

Trước đó, phía Mỹ kêu gọi các nước OPEC tăng cường sản lượng sản xuất đầu để bù đắp nguồn cung có thể thiếu hụt từ Iran - nước Mỹ áp lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu. Thế nhưng các nước lại gặp thế khó là nguồn cung ít thì giá cao, nhưng tăng nguồn cung ồ ạt giá lại giảm. Điều này sẽ có tác động tới cả thị trường xăng tiêu dùng.

Theo Thời báo phố Wall đây đang là giai đoạn khủng hoảng về giá. Giá thấp lại bị bán tháo tiếp và dự kiến giá dầu sẽ còn giảm nữa ít nhất tới cuộc họp của OPEC. Ở góc độ khác, giá dầu giảm, giá xăng ắt sẽ giảm. Đây lại là những lợi thế nhất định đối với các doanh nghiệp như tại Mỹ chi phí vận chuyển giảm sẽ thúc đẩy tiêu dùng tăng trưởng mạnh hơn.

Một bài viết trên trang Bloomberg đặt câu hỏi: Giá dầu ở ngưỡng 50 USD sẽ có lợi và có hại như thế nào với các nền kinh tế? Số liệu năm 2017 cho thấy, giá dầu cứ giảm 10 USD/thùng thì GDP của các nước vốn phụ thuộc vào nhập khẩu dầu tăng từ 0,5-0,7%. Nhưng ngược lại, số tiền giảm đó đồng nghĩa với việc giảm từ 3-5% trong tăng trưởng GDP của các nước vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu như ở Vùng Vịnh.

Còn với các nước ít hoặc mới xuất khẩu dầu như Mỹ, kinh tế vẫn tăng trưởng bởi nền kinh tế này vốn phụ thuộc vào tiêu dùng là chính. Vì vậy, sản lượng dầu như thế nào cho phù hợp sẽ là vấn đề mà Mỹ và các nước sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong thời gian tới.

Ba thế lực đang điều khiển giá dầu toàn cầu Ba thế lực đang điều khiển giá dầu toàn cầu

VTV.vn - Thống kê cho thấy, Mỹ, Nga và Saudi Arabia đang thống trị nguồn cung dầu toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước