Hình minh họa. (Ảnh: TTXVN)
Hàng hóa, dịch vụ tại khu vực Eurozone đã trở nên đắt đỏ hơn trong tháng 9 khi tỷ lệ lạm phát đạt 3,4% với giá năng lượng tăng 17,4%.
Tỷ lệ lạm phát vượt mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra và có thể làm gia tăng sức ép lên chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) về khả năng áp dụng các biện pháp giảm giá năng lượng.
Giới chức châu Âu nhấn mạnh: Lạm phát tăng là một hiện tượng tạm thời mà một phần nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 làm đứt gẫy chuỗi cung ứng và gián đoạn thị trường năng lượng.
Giá năng lượng đã trở thành vấn đề nóng tại châu Âu khi các nước đang cân nhắc các kế hoạch khẩn cấp rộng lớn nhằm hạ nhiệt thị trường năng lượng. Brussels đang chuẩn bị một loạt biện pháp ngắn hạn như cắt giảm thuế giá trị gia tăng hay thuế tiêu thụ đặc biệt đối với năng lượng với hy vọng duy trì các cam kết thúc đẩy sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn.
Trước đó, lạm phát ở Eurozone đã tăng hơn 3% trong tháng 8, mức tăng cao nhất trong 10 năm qua, vượt mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Nhiều nhà hoạch định chính sách của ECB dự đoán lạm phát sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, trước khi giảm trở lại.
Lạm phát được dự đoán sẽ ở mức 1,5% trong năm 2022 và 1,4% trong năm 2023, tức vẫn thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu của ECB.
Lạm phát ở EU cao nhất trong 10 năm VTV.vn - Mức lạm phát tại liên minh châu Âu (EU) trong tháng 7 đã tăng mức cao nhất trong 10 năm. Đây là số liệu từ cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!