Trong chuỗi giá trị cà phê, khi được doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào và bao tiêu sản phẩm, người nông dân hoàn toàn yên tâm trồng và phát triển cây cà phê. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp có thể chủ động hoàn toàn về nguồn nguyên liệu trong sản xuất.
Theo mục tiêu phát triển, đến năm 2020 sản lượng cà phê trên địa bàn Gia Lai ước đạt khoảng 350.000 tấn. Mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân đang là một hướng đi đúng để đảm bảo cho mục tiêu này.
Cho đến thời điểm này, tại Gia Lai, mô hình sản xuất của cà phê Thu Hà - Gia Lai là một ví dụ điển hình của việc liên kết để nâng cao giá trị cà phê. Không chỉ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, với dây chuyền sản xuất đồng bộ và nguồn nguyên liệu được cung cấp tại chỗ, mỗi sản phẩm được làm ra đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Báo cáo của ngành Công Thương Gia Lai cho thấy, toàn tỉnh với trên 80.000 ha trồng cà phê, mỗi năm cho sản lượng trung bình trên 200.000 tấn. Việc phát triển cây cà phê bền vững, đã gắn với vai trò "bà đỡ" cho người trồng cà phê vào sự phát triển mỗi doanh nghiệp trên địa bàn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!