Giá dầu giảm có một phần không nhỏ là do các nhà giao dịch dầu những ngày qua đã đẩy mạnh hoạt động bán dầu ra để chốt lời. Ngoài về nguồn cung, thị trường cũng đang ghi nhận những sự bổ sung tích cực.
Cụ thể, 2 quốc gia trong OPEC là Iran và Nigeria đã tăng được sản lượng đáng ghi nhận trong tháng 9 vừa qua, đặc biệt là Iran.
Theo một số tổ chức theo dõi hoạt động xuất khẩu dầu, Iran có thể đã bơm ra thị trường tới 3,5 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 9 vừa qua. Nếu đúng như vậy thì Iran đã tăng được sản lượng lên mức cao nhất kể từ năm 2018, thời điểm trước khi Mỹ tái áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào nước này.
Giá dầu thô có xu hướng giảm nhiệt. (Ảnh minh họa - Ảnh: istock)
Đồng thời, sản lượng dầu của các quốc gia ngoài OPEC thời gian qua cũng đang tăng lên. Một ước tính gần đây cho biết, sản lượng dầu của các quốc gia ngoài OPEC có khả năng sẽ đạt mức tăng 1,2 triệu thùng ngày, tính trung bình cả năm 2023.
Triển vọng giá dầu thế giới
Ngày 4/10, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đối tác (OPEC+) sẽ có cuộc họp để quyết định mức sản lượng trong thời gian tới.
Nguồn cung đang xu thế tăng lên thời gian qua, nhưng được cho vẫn chưa đủ để có thể kéo giá dầu xuống sâu hơn nữa, mức 80 USD/thùng.
Trong khi đó, báo cáo mới được OPEC đưa ra ngày 2/10 cho biết nhu cầu dầu của thế giới trong năm 2023 sẽ tăng 2,4 triệu thùng/ngày so với năm 2022, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế. Do đó, giá dầu nhiều khả năng sẽ vẫn dao động xung quanh ngưỡng 90 USD/thùng trong thời gian tới đây. Một số dự báo cụ thể hơn tại Trung Đông cho rằng giá dầu sẽ dần trôi về ngưỡng 94 USD/thùng.
Giá dầu sẽ ở gần 90 USD/thùng trong quý IV VTV.vn - Giá dầu phiên sáng 2/10 trên thị trường châu Á có xu hướng tăng khi giới đầu tư chú ý đến triển vọng nguồn cung thắt chặt và thỏa thuận tránh đóng cửa chính phủ của Mỹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!