Cuộc chiến giá cả
Quay lại những năm 1980-1990 của thế kỷ trước và thậm chí là đầu những năm 2000, các thương hiệu công nghệ Nhật Bản như: Panasonic, Toshiba, Sony, Sanyo… từng thống trị thị trường điện tử, gia dụng của cả thế giới. Nhưng với việc đồng Yen liên tục tăng giá cùng nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi khi tìm đến những thiết bị gia dụng giá rẻ thì những sản phẩm của các công ty này lại không thể đáp ứng và cạnh tranh với những thiết bị đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc như Samsung, LG, TCL…
Tụt hậu về thiết kế, khiến những công ty Nhật bản dần mất thị phần vào những công ty trẻ tuổi với những sản phẩm mang tính đột phá.
Quyết định đầu tư sai lầm
Thế nhưng, có vẻ chính phủ Nhật Bản không chấp nhận sự thật này, mà vẫn tiếp tục vung tiền nuôi dưỡng những tượng đài đang "hấp hối". Hàng tỷ USD cứu trợ cùng những gói vay vốn lãi suất thấp đã tạo nên các "xác sống" cho nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của các công ty mới.
Hệ quả là, tình trạng giả mạo báo cáo tài chính hay đầu tư sai lầm chuyển hướng kinh doanh đã dẫn đến nhiều tập đoàn vì quá to lớn và chậm chạp trước một thị trường đầy biến động, như: Sanyo - nhà sản xuất điện tử lớn thứ 3 của Nhật Bản tuyên bố bị khai tử năm 2011. Tiếp đó, năm 2016, tập đoàn Sharp "bán mình" cho hãng điện tử Foxconn của Đài Loan, Trung Quốc. Giờ đây, cái tên đang ngấp nghé bờ vực được nhắc tới là Toshiba.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe mới đây tuyên bố không dang tay cứu giúp Toshiba, chính là một sự thay đổi chiến lược và phù hợp với mục tiêu của mũi tên thứ 3 trong chính sách kinh tế Abenomics – cấu trúc lại các doanh nghiệp, tập đoàn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!