Ảnh minh họa.
Thông tin trên vừa được công bố cách đây ít phút từ trụ sở Ngân hàng Thế giới tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Đáng chú ý Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh đến cụm từ tăng trưởng phi thường đối với Việt Nam nhờ những động lực tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tiêu dùng, du lịch, thương mại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động từ lạm phát, các quyết định điều chỉnh liên tục của các quốc gia lớn chi phối đến kinh tế toàn câu.
Điều này cho thấy sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, giảm thiểu tác động từ bên ngoài và sức bật cho tăng trưởng.
Cách đây ít ngày, báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến. ADB nhận định mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 có thể sẽ là tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.
"Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện khá tốt công việc quản lý tỷ giá hối đoái, quản lý tăng trưởng tín dụng và chính sách tiền tệ thời gian qua. Việt Nam đã ra giới hạn tăng trưởng tín dụng như một công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế và quản lý lạm phát.
Ngoài ra nợ công của Việt Nam vẫn tương đối ổn định, hiện là 43% GDP, so các nước đây là mức nợ công rất lý tưởng", ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, đánh giá.
Cũng theo cuộc khảo sát mới đây do công ty dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới Cushman & Wakefield, Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi. Cụ thể, Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho 2 vị trí đầu tiên này
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!