Việt Nam ít chịu tác động từ giảm tốc kinh tế Trung Quốc

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 11/01/2016 22:21 GMT+7

VTV.vn -Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã tác động đến nhiều nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất.

Chứng khoán châu Á “suy sụp” theo Trung Quốc

Hôm nay (11/1), thị trường chứng khoán châu Á đã rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua, trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc cũng như diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Dù Trung Quốc đã ngừng cơ chế "tự ngắt" từng khiến thị trường chứng khoán nước này chịu "2 cú sốc" đóng cửa trong tuần qua và mặc dù ngân hàng Trung ương nước này hôm nay đã tiếp tục điều chỉnh nâng giá đồng Nhân dân tệ, nhưng các nhà đầu tư vẫn tháo chạy khỏi thị trường.

Chốt phiên, chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 5%, xuống mức thấp nhất trong 4 tháng qua, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2,4%. Thị trường chứng khoán tại Australia và Hàn Quốc cùng chứng kiến mức giảm 1,2%. Chỉ riêng thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa ngày hôm nay do nghỉ lễ.

Việt Nam ít chịu tác động từ giảm tốc kinh tế Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra mức dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, tức giảm 0,2% so với mức tăng trưởng của năm 2015. Sự giảm tốc này đang kéo tụt tăng trưởng ở các quốc gia láng giềng, cũng như toàn thế giới. Tuy nhiên, theo phân tích của Hãng tin Bloomberg, Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc.

Bloomberg trích dẫn đánh giá của chuyên gia Ngân hàng ANZ ước tính cứ mỗi điểm phần trăm giảm xuống trong tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam bị giảm 0,2%. Mức giảm đối với Indonesia là 0,3%, đối với Thái Lan là 0,4%, Malaysia là 0,5%. Riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore bị tác động mạnh mất và sẽ bị mất 1,4%.

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc những năm qua, đã trở thành một nguồn động lực tăng trưởng cho kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua nhu cầu của nước này đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa khác. Tuy nhiên, sự giảm tốc hiện nay của kinh tế Trung Quốc đang trở thành một chướng ngại đối với tăng trưởng ở các quốc gia láng giềng, cũng như toàn thế giới.

Xung quanh việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và những tác động đến nền kinh tế khu vực và thế giới, mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi của PV VTV với Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính qua VIDEO trên!

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước