VN-Index: "Cạm bẫy" ở ngưỡng 1.500 điểm?

Thùy An-Thứ ba, ngày 22/03/2022 16:29 GMT+7

VTV.vn - Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường đã giúp hàng loạt mã cổ phiếu đồng thuận đi lên, tạo lực đẩy giúp VN-Index chốt phiên 22/3 vượt mốc 1.500 điểm.

Chốt phiên giao dịch ngày 22/3, VN-Index tăng 8,83 điểm lên 1.503 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 947,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 28.486 tỷ đồng. Toàn sàn có 264 mã tăng giá, 190 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.

Theo đánh giá, khi VN-Index đi ngang cũng như duy trì xu hướng "đập hộp" (tức xuống đáy hộp rồi nẩy lên), mốc 1.500 đểm rất quan trọng. Trong thời điểm này nhiều chuyên gia nhận định, thị trường sẽ có khác nhiều cạm bẫy?

VN-Index: Cạm bẫy ở ngưỡng 1.500 điểm? - Ảnh 1.

Ông Phan Linh – Giám đốc chuyên môn sản phẩm của Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam

Trả lời vấn đề này, theo ông Phan Linh – Giám đốc chuyên môn sản phẩm của Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam, thị trường đã hồi phục khá tốt trong hơn 1 tuần vừa qua, hiện đã vượt mốc 1.500 điểm. Khi thị trường đập cạnh dưới của hộp sau đó nẩy lên, thông thường volume(khối lượng giao dịch) không quá lớn, song đây là một dấu hiệu tích cực.

"Nhìn lại một quá trình VN-Index đi lên từ vùng đáy hồi tháng 4/2020 đến bây giờ, VN-Index về dài hạn vẫn giữ được xu hướng uptrend (tăng giá), trong ngắn hạn thì sideway (đi ngang) trong khoảng 1.420 – 1.540 điểm. Mốc 1.500 điểm là mốc tâm lý nhưng nếu nhìn rộng hơn, VN-Index vẫn đang đi ngang để tìm một xu hướng mới", ông Linh dự báo.

Theo ông Linh, rất có thể thị trường sẽ "test" lại mốc 1.500 điểm một lần nữa trước khi tiếp đà tăng. Điều này sẽ khiến thị trường bền vững hơn.

"Nếu thị trường lên đến 1.515 – 1520 điểm có thể có một áp lực cung tiềm năng, sẽ cần một cú điều chỉnh nhẹ test lại mốc 1.500 điểm trước khi đi lên. Nếu như VN-Index vượt được đỉnh cũ là 1540 điểm sẽ hình hình xu hướng uptrend mới, bước vào 1 giai đoạn tăng trưởng mới của thị trường", Giám đốc chuyên môn sản phẩm của Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam đánh giá.

Sự trở lại của nhóm bất động sản và ngân hàng?

Đánh giá về nhóm cổ phiếu bất động sản, theo ông Linh, thời gian qua nhóm này có sự điều chỉnh tương đối sâu, có nhiều cổ phiếu điều chỉnh hơn 30% kể từ đỉnh. Tuy nhiên, sau một quá trình tích lũy với volume khá cạn kiệt, có thể thấy dòng tiền bắt đầu quay trở lại.

VN-Index: Cạm bẫy ở ngưỡng 1.500 điểm? - Ảnh 2.

Một số yếu tố dự báo giúp thị trường bất động sản phục hồi trong năm 2022

Đánh giá về nhóm bất động sản trong thời gian tới, ông Linh dự báo có một số yếu tố có thể đặt kỳ vọng. Thứ nhất chính sách đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ trong 2 – 3 năm tới sẽ rất quyết liệt. Qua đây làm cho bất động sản thương mại hưởng lại một cách gián tiếp, khi có hạ tầng đương nhiên giá bất động sản xung quan khu vực đấy sẽ sự cải thiện nhất định.

"Có thể tập trung vào các doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất liên quan đến những dự án được đầu tư công: Sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam…", ông Linh khuyến nghị.

Bên cạnh đó, sau những ảnh hưởng của COVID-19, theo ông Linh, trong năm nay, các dự án bắt đầu được triển khai và mở bán trở lại sẽ giúp tăng giá trị bàn giao trong tương lai của các doanh nghiệp bất động sản.

Cùng với nhóm bất động sản, Giám đốc chuyên môn sản phẩm của Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam cũng có quan điểm khá lạc quan với nhóm cổ phiếu ngân hàng – nhóm đi ngang trong một khoảng thời gian khá dài 7,8 tháng qua.

Theo ông Phan Linh, tiềm năng cổ phiếu ngân hàng trong năm nay không phải không có khi nền kinh tế đã bắt đầu mở cửa trở lại thúc đẩy cả về chính sách cũng như các gói hỗ trợ… Điều này chắc chắc sẽ khiến nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng lên.

Chốt phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn hai mã giảm giá là BID và SHB, 5 mã đứng ở tham chiếu, trong khi có tới 20 mã ở chiều tăng giá.

VN-Index: Cạm bẫy ở ngưỡng 1.500 điểm? - Ảnh 3.

Cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng trở lại sau khoảng thời gian dài đi ngang?

Trước đó. theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng tính đến cuối tháng Hai tăng 1,82% so với cuối 2021. Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2021, dư nợ tín dụng đạt 10,44 triệu tỷ đồng.

Như vậy, trong 2 tháng đầu năm, hệ thống ngân hàng đã bơm ròng ra nền kinh tế hơn 190.000 tỷ đồng tín dụng.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng đã tăng khoảng 2,74% trong tháng 1/2022, tương đương tăng gần 286.000 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, phản ánh sự tăng tốc đối với nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế trong tháng đầu năm.

"Tôi nghĩ có thể tập trung vào một số cổ phiếu ngân hàng đã đảm bảo chuẩn về an toàn vốn tối thiểu Basel 2 để Nhà nước có cơ sở cấp cho room tín dụng cao hơn. Bên cạnh đó là những ngân hàng tăng vốn trong năm 2021", ông Linh khuyến nghị.

Video chương trình Khớp lệnh ngày 22/3: Thử thách ngưỡng tâm lý 1.500 điểm?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước