Tới hết tháng 3, tăng trưởng các ngành sản xuất của của Việt Nam đạt 6%, cho thấy khả năng chống chịu tốt. Tăng trưởng tín dụng cao gấp 3 lần tăng trưởng của nền kinh tế. Đại diện WB nhấn mạnh, nền kinh tế tại thời điểm này vẫn đứng vững trước các cú sốc bên ngoài.
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho rằng: "Phản ứng y tế của chính phủ Việt Nam rất phù hợp và kịp thời, không chỉ WB mà các nhà quan sát quốc tế đánh giá cao. Các chính sách kinh tế như giãn, hoãn thuế, hoãn nợ, một số dòng tín dụng, miễn bảo hiểm xã hội đều rất xác đáng. Chúng tôi đánh giá cao công tác quản lý ngân sách của Việt Nam,đặc biệt, khoản ngân sách dự phòng 5%, không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng một khoản ngân sách dự phòng như vậy".
Hết quý I, giải ngân đầu tư công của Việt Nam mới chỉ đạt 13% kế hoạch, dù cao hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn là mức thấp. Đại diện WB nhấn mạnh tầm quan trọng của giải ngân đầu tư công và vốn ODA như nguồn vốn mồi thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
"Đối với các danh mục dự án đầu tư gắn với nguồn vốn từ WB, chúng tôi cũng sẵn sàng hủy một phần hoặc toàn bộ dự án không triển khai được để dành vốn cho những dự án hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị danh mục các dự án tương lai khả thi" - Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết thêm.
WB cam kết hỗ trợ Việt Nam gói 50 triệu USD cho y tế, với quy trình giải ngân nhanh trong 2 tuần. Sau đó là 500 triệu USD hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ để phục hồi kinh tế.
WB dự báo GDP toàn khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cả năm nay sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 2,1%, thậm chí, trong kịch bản xấu hơn sẽ tăng trưởng âm 0,5%, giảm quy mô kinh tế toàn khu vực so với năm ngoái.
Biểu đồ trên cho thấy, theo kịch bản cơ sở, dù mức tăng trưởng 4,9% của Việt Nam không phải mức cao so với mọi năm nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, mức tăng trưởng này vẫn thuộc mức cao nhất trong khu vực.
?* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!