Dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, xuất khẩu gạo vẫn tăng gần 11%. Ảnh minh họa.
Trong nửa đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 36,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,4 triệu tấn và 634,3 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng tới 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Cùng với Philippines, các thị trường xuất khẩu gạo có trị giá tăng mạnh nhất là: Senegal (gấp 19,6 lần đạt 41,1 nghìn tấn), Indonesia (gấp 2,8 lần đạt 45,2 nghìn tấn) và Trung Quốc (tăng 88,9% đạt 457,6 nghìn tấn).
Ngược lại, thị trường có trị giá xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq (giảm 47,6%).
Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Ảnh minh họa.
Trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng trong nửa đầu tháng 7. Giá lúa tăng đầu tháng do nông dân sắp chuẩn bị thu hoạch vụ lúa Hè Thu, vào thời điểm đó nguồn cung từ vụ Đông Xuân không còn nhiều. Đồng thời, giá lúa, gạo xuất khẩu có bước phục hồi tốt.
Cụ thể, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 200 đồng/kg lên 5.000 đồng/kg, hiện ở mức 4.900 đồng/kg (22/7); lúa OM 5451 tăng 300 đồng/kg lên 5.200 đồng/kg; lúa OM 6976 giữ ở mức 5.400 đồng/kg; lúa gạo thường ổn định ở mức 11.000 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.500 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 300 đồng/kg lên 5.700 - 5.900 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng 100 đồng/kg lên mức 6.400 - 6.600 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 300 đồng/kg lên 6.300 - 6.700 đồng/kg.
Các chuyên gia nhận định xuất khẩu gạo Việt Nam và thị trường lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long trong nửa cuối năm nay sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực bởi nhiều quốc gia xuất khẩu gạo đã có sự sụt giảm về sản lượng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!