Xuất khẩu năng lượng - “Át chủ bài” kinh tế Nga

VTV Digital-Thứ ba, ngày 09/07/2024 11:33 GMT+7

VTV.vn - Dầu khí là nguồn thu quan trọng của chính phủ Nga giúp Nga vượt qua các đòn trừng phạt của phương Tây.

Dầu Nga giao dịch tiếp tục cao hơn mức giá trần của G7

Theo dữ liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nền kinh tế xứ bạch dương đang lớn mạnh và trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Trước đó, hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng từng dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả nền kinh tế phát triển trong năm 2024.

GDP của Nga được WB dự đoán sẽ tăng 3,2%, vượt qua tốc độ tăng trưởng dự kiến của Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Có thể thấy là bất chấp 14 gói biện pháp trừng phạt có quy mô lớn chưa từng có từ phương Tây, kinh tế Nga vẫn đang cho thấy sức mạnh của mình. Thậm chí tạp chí Le Monde của Pháp số ra tháng 6/2024 đã đặt câu hỏi: Làm thế nào Nga vượt qua được những đòn trừng phạt đó?

Lời giải đó là Nga vẫn duy trì vị thế là cường quốc xuất khẩu dầu khí, cường quốc xuất khẩu nguyên liệu thô và cường quốc về công nghiệp quốc phòng. Dầu khí là nguồn thu quan trọng của chính phủ Nga, đóng góp khoảng 30 - 50% ngân sách nước này trong thập kỷ trước.

Xuất khẩu năng lượng - “Át chủ bài” kinh tế Nga - Ảnh 1.

Dầu Nga đã tìm được đường vào các thị trường tại châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh minh họa - Ảnh: AP.

Dù bị siết cấm vận bằng việc EU cấm nhập khẩu dầu thô Nga và Nhóm G7 áp mức giá trần đối với dầu thô Nga ở mức 60 USD/thùng, song trong nửa đầu năm 2024, giá dầu Urals của Nga trên thị trường vẫn đạt mức trung bình 69,1 USD/thùng, cao hơn mức trần xuất khẩu mà phương Tây áp và tăng so với mức 52,5 USD của cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, theo giới phân tích, chính sách cấm vận và áp giá trần chỉ khiến dòng chảy năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Cụ thể, dầu Nga đã tìm được đường vào các thị trường tại châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.

Doanh thu dầu khí Nga tăng hơn 40%

Doanh thu dầu khí Nga trong nửa đầu năm nay đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 65 tỷ USD. Đây là số liệu vừa được Bộ Tài chính Nga công bố. Có kết quả này, theo các nhà phân tích là do hai yếu tố chính là giá dầu tăng toàn cầu và sự suy yếu của đồng Ruble Nga.

Dầu khí cho đến nay vẫn là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nga. Đây cũng là một trong những lý do để Phương Tây đưa ra chính sách trừng phạt nhằm siết chặt nguồn thu này. Nhưng ở thời điểm hiện tại doanh thu từ dầu khí Nga đang tăng.

Thống kê của Bloomberg cho thấy, trong tuần cuối cùng của tháng 6, doanh số bán dầu của Nga đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 và giá thành đã tăng 25%. 34 tàu đã chở 25,66 triệu thùng dầu Nga, một bước nhảy vọt so với 21,29 triệu thùng vào tuần trước đó.

Theo đó, ngân sách Nga đang nhận được số tiền từ dầu mỏ gấp đôi so với một năm trước. Giá xuất khẩu dầu cao hơn, đồng thời đồng Ruble giảm giá 15% so với cùng kỳ tính thuế, góp phần thúc đẩy thu ngân sách Nga tăng trưởng.

Nhiều chuyên gia phân tích, doanh thu dầu khí Nga tăng, đồng nghĩa "giá trần" hoàn toàn vô tác dụng. Giá dầu Urals của Nga trong nửa đầu năm nay là 69,1 USD/thùng, cao hơn 9 USD so với "mức giá trần" đã được thiết lập. Nga đang tiếp tục bán tài nguyên năng lượng một cách có lãi, đơn giản là có sự phân phối lại dòng xuất khẩu. Hiện nay trọng tâm là thương mại với các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ.

Xuất khẩu năng lượng - “Át chủ bài” kinh tế Nga - Ảnh 2.

Các cơ sở khai thác dầu của Nga tại Neftekamsk. (Ảnh: Bloomberg)

Tờ Kommersant cũng nhận định, khí đã bay về phía đông, khi Tập đoàn năng lượng Novatek trong tháng 6 vừa qua đã mở nguồn cung cấp khí hoá lỏng (LNG) dọc tuyến đường biển phương Bắc và các chuyến hàng đã bắt đầu được chuyển theo hướng đông trực tiếp đến thị trường châu Á.

Theo phân tích từ Tạp chí "Dầu mỏ và đầu tư", triển vọng lợi nhuận là tốt, nhưng không loại trừ có nguy cơ xảy ra các lệnh trừng phạt mới đối với dầu khí Nga. Trước đó, Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã hạ dự báo giá xuất khẩu dầu Urals năm 2024 từ mức 70 USD xuống 65 USD/thùng và giá xuất khẩu trung bình cho khí đốt là 252,80 USD/thùng, thấp hơn gần 6% so với dự báo ngân sách.

Nhu cầu về dầu trên thế giới vẫn đang tăng, trong ít nhất 1 - 2 năm tới. Nhưng theo nhiều chuyên gia, thị trường dầu mỏ, bao gồm cả chính sách trừng phạt của phương Tây có thể thay đổi cực kỳ nhanh chóng và việc khả năng ngân sách Nga sẽ tiếp tục được lấp đầy từ doanh thu dầu khí không phải là điều dễ dàng.

Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tháng Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tháng Giá dầu chạm đỉnh 2 tháng Giá dầu chạm đỉnh 2 tháng Giá dầu biến động mạnh và khó lường Giá dầu biến động mạnh và khó lường

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước