Cụ ông suýt mất 500 triệu đồng sau cuộc điện thoại mạo danh Công an

VTV Digital-Thứ tư, ngày 20/11/2024 06:08 GMT+7

VTV.vn - Giả danh các cơ quan chức năng để lừa đảo không phải là câu chuyện mới. Tuy nhiên, vì chiêu thức của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn nên không ít người vẫn "sập bẫy".

Theo số liệu từ Bộ Công an, 10 tháng năm nay vẫn phát hiện và xử lý tới gần 4.000 trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, không ít trường hợp là những người cao tuổi, ở khu vực nông thôn.

Ông Nguyễn Xuân Điểm (huyện Ba Vì, TP Hà Nội), 72 tuổi, sống cùng con cháu, bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại lạ vào đầu năm nay. Người gọi tự xưng là cán bộ Công an, thông báo rằng ông bị cáo buộc liên quan đến một đường dây buôn ma túy và rửa tiền. Họ yêu cầu ông rút toàn bộ số tiền 500 triệu đồng trong sổ tiết kiệm và chuyển khoản cho họ để "phong tỏa, phục vụ điều tra".

May mắn thay, khi ông Điểm đến ngân hàng để rút tiền theo yêu cầu của kẻ lừa đảo, thì nhân viên ngân hàng đã nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường và kịp thời ngăn chặn.

Chiêu trò mà các đối tượng lừa đảo thường dùng để thao túng tâm lý của nạn nhân là dọa dẫm, dồn ép nạn nhân để thực hiện chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân, bao gồm cả số tài khoản ngân hàng trong thời gian ngắn.

Khi bị lạc vào "mê cung" mà các đối tượng đưa ra, phần lớn người dân không còn đủ bình tĩnh để nhận ra những nguyên tắc cơ bản như cán bộ cơ quan Nhà nước không làm việc qua mạng, qua điện thoại mà đều có lịch làm việc trực tiếp hoặc có giấy mời.

Cụ ông suýt mất 500 triệu đồng sau cuộc điện thoại mạo danh Công an - Ảnh 1.

Thiếu tá Nguyễn Tiến Nam - Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an khuyến cáo: "Người dân cần phải bình tĩnh khi nhận được những cuộc gọi đến từ những cái đối tượng mà xưng là cơ quan Công an hoặc là Viện kiểm sát hoặc Tòa án để uy hiếp tinh thần và yêu cầu chuyển tiền thông qua mạng xã hội hoặc là thông qua những ứng dụng OTT. Thứ hai là khi người dân sử dụng các mạng xã hội hoặc là sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng cũng phải hạn chế đăng tải những hình ảnh có chứa thông tin cá nhân và thông tin gia đình lên không gian mạng, từ đó hạn chế được việc tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Bên cạnh đó, người dân không nên tự ý tải các website, truy cập vào các đường link do các đối tượng lạ cung cấp để tránh bị đánh cắp thông tin hay mã độc xâm nhập vào hệ thống máy tính, điện thoại. Trong trường hợp người dùng phát hiện tài khoản ngân hàng bị chiếm quyền truy cập hay có giao dịch lạ, phải ngay lập tức liên hệ với ngân hàng.

"Lên ứng dụng ngân hàng khoá tài khoản, hoặc gọi điện đến tổng đài, chống mất thêm tiền. Trình báo cơ quan chức năng, phối hợp với cơ quan chức năng, ngân hàng để điều tra. Ngay lập tức chúng tôi có cơ chế thu hồi tiền, khắc phục hậu quả", ông Vũ Mạnh Hưng - Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển dịch vụ Ngân hàng số - VPBank cho biết.

Ngoài ra, người dân còn có thể sử dụng ứng dụng nTrust do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cung cấp, hoàn toàn miễn phí. Ứng dụng giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR.

Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh cơ quan tư pháp để chiếm đoạt tài sản Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh cơ quan tư pháp để chiếm đoạt tài sản

VTV.vn - Các đối tượng mạo danh cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân để liên hệ người nhà chuyển tiền 'chạy án' cho các bị can trong vụ án hình sự.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước