Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài

PV-Thứ tư, ngày 23/10/2019 06:32 GMT+7

VTV.vn - Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, táo bón sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nứt kẽ hậu môn

Trẻ bị táo bón sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài hơn so với trẻ đi ngoài bình thường, từ đó sẽ gây nứt hay rách ống hậu môn khiến trẻ đau đớn mỗi khi đi cầu.

Biếng ăn, chậm tăng cân

Khi trẻ táo bón, phân tích tụ lại và khó thoát ra ngoài, gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Thêm vào đó, trẻ bị táo bón thường tiêu hóa và hấp thu kém, làm trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ có nguy cơ suy sinh dưỡng cao, chậm lớn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Sức đề kháng kém

Do biếng ăn, tiêu hóa kém nên bé sẽ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Bên cạnh đó, việc không thể thải loại các độc tố và cặn bã trong cơ thể càng làm suy giảm sức đề kháng của trẻ.

Bệnh trĩ

Trẻ bị táo bón sẽ gắng sức rặn để đẩy được phân ra ngoài, quá trình này gia tăng áp lực cho ổ bụng và các tĩnh mạch máu gây giãn, lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng.

Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

Khi trẻ cố rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến cho khối phân cứng chà sát mạnh lên thành đại tràng gây ra nhiều vết trầy xước. Lâu ngày, do tiếp xúc với phân các vết xước này có thể bị viêm loét. Bên cạnh đó, trong phân của trẻ bị táo bón có chứa độc tố tích tụ dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Cách phòng ngừa nguy cơ biến chứng ở trẻ táo bón

Táo bón không gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhưng lại là bệnh rất phức tạp, thời gian để xử lý bệnh lâu dài. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định để giúp trẻ đẩy lùi tình trạng táo bón, tránh trường hợp táo bón kéo dài dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nêu trên.

Để hỗ trợ xử lý tình trạng táo bón cho trẻ, bên cạnh những cách phổ biến như bổ sung chất xơ từ các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như chuối, rau đay, rau mồng tơi; cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết hàng ngày; tạo dựng thói quen đi cầu đúng giờ cho trẻ và tránh không cho trẻ cầm đồ chơi khi đi cầu… thì bổ sung lợi khuẩn là vô cùng quan trọng.

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng để có sức khỏe tốt thì hệ tiêu hóa cần phải quan tâm và chăm sóc, lúc đó trẻ mới có cả thể lực lẫn trí lực. Hai phần ba hệ miễn dịch đều nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ cho trẻ men vi sinh - là những vi khuẩn có lợi nằm ở thành của ruột non và đại tràng.

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài - Ảnh 1.

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ tại Hội thảo tiêu hóa Hà Nội lần thứ 25

Lợi khuẩn chính là những vi sinh vật giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời bảo vệ niêm mạc của ruột để tránh các bệnh đường ruột (trong đó có bệnh táo bón ở trẻ nhỏ).

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài - Ảnh 2.

Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc bổ sung lợi khuẩn trong việc đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ. Nhất là khi lợi khuẩn được kết hợp cùng chế độ ăn đủ nước, đủ chất xơ tự nhiên giúp làm mềm, tăng độ xốp của phân và kích thích nhu động ruột để phân được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về vấn đề sức khỏe tiêu hóa của trẻ, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài Sống khỏe cùng Dr. ANH 19008946.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước