Viêm đại tràng được xem là "bệnh từ miệng mà vào" bởi nguyên nhân gây viêm đại tràng chủ yếu do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, uống nhiều rượu bia hay từ lối sống thiếu khoa học…
Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) ước tính năm 2018 Việt Nam có hơn 14.000 người mắc mới ung thư đại trực tràng và hơn 7.000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Bệnh xếp hàng thứ 5 trong số những ung thư thường gặp ở cả hai giới. Ở nữ giới, đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai sau ung thư vú. Ở nam giới, bệnh đứng sau ung thư gan, phổi, dạ dày. Trong số chúng ta, bất cứ ai đều có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi 45 - 65 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa.
Viêm đại tràng chính là hồi chuông cảnh báo với những người đang thờ ơ với sức khỏe đường ruột của chính mình và với những người mắc bệnh nhưng không xử lý dứt điểm bệnh, khiến bệnh tái đi, tái lại nhiều lần và ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh viêm đại tràng khó tái đi tái lại nhiều lần? Dưới đây là 3 "thủ phạm" khiến bệnh tái đi, tái lại nhiều lần, gây bất tiện cho cuộc sống người bệnh:
1. Không tuân thủ phác đồ điều trị
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường có xu hướng sử dụng thuốc tự phát, tùy tiện, không theo hướng dẫn của bác sĩ. Đa phần bệnh nhân sau khi uống thuốc một vài ngày và khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm thì lập tức dừng uống thuốc. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng, các ổ viêm loét trong đại tràng không thể lành ngay tức thì mà cần có thời gian để lành hẳn.
Việc sử dụng thuốc không đúng phác đồ điều trị khiến cơ thể không thu được hiệu quả của thuốc mà nó còn làm việc xử lý bệnh sẽ càng khó khăn hơn. Thêm vào đó, song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần xác định phải kiên trì trong quá trình điều trị bệnh.
2. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một số người tuy bị viêm đại tràng nhưng vẫn thường xuyên tiêu thụ thực phẩm lạ và không đảm bảo vệ sinh. Các thực phẩm này thường mang theo nhiều vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột, gây nhiễm khuẩn, mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Trong trường hợp này, mặc dù các vết thương cũ còn chưa lành, chúng lại tiếp tục bị xâm lấn bởi hại khuẩn và các hóa chất tạp nhiễm trong thực phẩm.
Bên cạnh đó, một số người bị viêm đại tràng lại lo lắng thái quá đối với nguồn thực phẩm ăn vào nên đã áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem quá mức. Hậu quả là cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Do vậy, để hỗ trợ xử lý bệnh tốt nhất, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Người viêm đại tràng nên ăn các thực phẩm dưới dạng hấp, luộc hoặc kho. Nên bổ sung thêm các loại đồ uống lành mạnh như sinh tố, nước ép rau quả và nước lọc. Đồng thời nên hạn chế ăn các món chiên, xào, rán, chất kích thích và nước có ga…
3. Lạm dụng kháng sinh
Trong quá trình xử lý các ổ viêm loét tại niêm mạc đại tràng, người bệnh thường lạm dụng quá nhiều kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách được xem là "con dao hai lưỡi" phá hủy cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn, làm mất đi lớp màng bảo vệ đường ruột, khiến các vết viêm loét đại tràng không những nặng hơn mà còn dai dẳng, tái phát liên tục.
Vì vậy, người bệnh cần sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý lạm dụng kháng sinh vì có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, khiến bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí còn có nguy cơ gây ra những biến chứng khôn lường.
Hỗ trợ xử lý bệnh đại tràng bằng Bào tử lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn được coi là "chìa khóa vàng" trong hỗ trợ xử lý bệnh viêm đại tràng. Lợi khuẩn sau khi đưa vào cơ thể, chúng sinh sôi nảy nở, tái tạo niêm mạc đại tràng. Bào tử lợi khuẩn hình thành lớp màng sinh học để trám vào để bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa tình trạng tái phát. Đồng thời bù đắp lượng lợi khuẩn đã bị mất đi trong ruột non và đại tràng do quá trình sử dụng kháng sinh gây ra, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Mặt khác, Bào tử lợi khuẩn vào cơ thể tiết ra các enzyme tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Lợi khuẩn tổng hợp ra các vitamin, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Thêm vào đó, chúng còn đào thải các hại khuẩn ra khỏi đường ruột, kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể làm tăng cường miễn dịch của cơ thể,.
Tuy nhiên, các lợi khuẩn ở trạng thái đang hoạt động như Lactobacillus, Bifidobacteria là những tế bào sinh dưỡng bình thường, nhạy cảm với nhiệt độ và nhiều yếu tố môi trường khác nên chế phẩm chứa thành phần là các lợi khuẩn này thường không đạt được hiệu quả mật độ mong muốn sau một thời gian bảo quản. Quan trọng hơn, phần lớn lợi khuẩn này sẽ chết tại môi trường acid dạ dày trước khi xuống được đại tràng để phát huy tác dụng mong muốn.
Để xử lý những hạn chế trên, một nhà khoa học Việt Nam là TS. Nguyễn Hòa Anh cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành công lợi khuẩn ở dạng bào tử - hay còn gọi là "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH", ứng dụng dành riêng cho người viêm đại tràng.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Ở trạng thái này lợi khuẩn có thể tồn tại "vô hạn theo thời gian" trong điều kiện không có dinh dưỡng. Sản phẩm vì vậy mà không bị ảnh hưởng qua quá trình bảo quản, vận chuyển, chịu được nhiệt độ cao (lên tới 80oC), an toàn đi qua vùng acid dạ dày để phát huy tối đa tác dụng của mình.
Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về vấn đề sức khỏe đại tràng, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài Sống khỏe cùng Dr. ANH 19008946.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!