Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị ong đốt với nhiều mức độ khác nhau. Nguy hiểm nhất là vào ngày 6/7/2023, Bệnh viện đã tiếp nhận và cứu chữa thành công một bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt hơn 120 vết ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Bệnh nhân P.V.T - 68 tuổi, địa chỉ tại xã Hưng Phú, huyện Phước Long sơ ý bị ong vò vẽ vây đốt nhiều vết trên cơ thể, người nhà phải dùng bình xịt muỗi mới giải cứu thành công bệnh nhân khỏi bầy ong đang bu quanh người.
Ông P.V.T bị ong đốt hơn 120 vết trên cơ thể, nhập viện trong tình trạng nặng.
Khi được đưa vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, bệnh nhân trong tình trạng khó thở, mạch nhanh, huyết áp tăng, nổi mề đay toàn thân, nhiều vết ong đốt chi chít vùng đầu, mặt, vai, lưng và 2 tay. Các vị trí vết đốt sưng nề, đỏ và đau. Các bác sĩ cấp cứu ngay lập tức chẩn đoán đây là trường hợp ong đốt mức độ nặng. Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu, hồi sức tích cực, chống sốc phản vệ và làm các xét nghiệm cần thiết. Các kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy bệnh nhân đã bắt đầu có tình trạng rối loạn đông máu nặng và tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhân sau đó được hội chẩn khẩn và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.
Nhận định đây là trường hợp ong đốt nặng (hơn 120 vết đốt) gây sốc phản vệ, tổn thương đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận, suy gan) và rối loạn đông máu nặng, nguy cơ tử vong cao. Do đó, các bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực (ICU) đã nhanh chóng phối hợp nhiều biện pháp bao gồm điều trị nội khoa tối ưu, lọc máu hấp phụ chất độc, thay huyết tương, lọc máu liên tục (CRRT) với hy vọng có thể giúp người bệnh thoát qua cơn nguy kịch.
Trong quá trình điều trị, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân tiến triển nặng có lúc phải hỗ trợ thở máy không xâm lấn, tình trạng tổn thương thận cấp mức độ nặng do độc tố ong luôn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng có thể lấy đi tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Trải qua 3 tuần điều trị tích cực, sức khỏe của bệnh nhân hiện tại đã ổn định, không còn mệt, khó thở, vị trí vết đốt giảm đau, giảm sưng nề, tình trạng tổn thương đa cơ quan và đặc biệt là tổn thương thận cấp đang dần hồi phục khá tốt. Bệnh nhân đã được xuất viện và hẹn tái khám kiểm tra, đánh giá lại sau khi hết thuốc.
Sau 21 ngày điều trị tích cực, sức khỏe ông T. đã ổn định.
BS.CKI Nguyễn Hoàng Duyên - Phó Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết: nọc của ong vò vẽ rất độc và nguy hiểm. Trường hợp người bệnh T. bị ong vò vẽ đốt với số lượng nhiều nếu không điều trị tích cực kịp thời thì có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Qua trường hợp trên, Bác sĩ khuyến cáo: Các loại ong thường hay đốt người là ong mật, ong bầu, ong vàng, ong vò vẽ. Sau khi đốt các chất trong nọc ong gây ra phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, làm ngưng kết tiểu cầu và gây tắc mao mạch, tổn thương nhiều cơ quan, về lâu dài dẫn đến suy gan, suy thận và có thể tử vong. Do đó khi bị ong đốt ngoài việc xử trí vết thương tại chỗ, giảm đau thì người bị ong đốt cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị ong đốt kèm theo có biểu hiện nổi mề đay, ngứa, khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu,… cần khẩn cấp gọi ngay cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đồng thời để hạn chế bị ong đốt, cần lưu ý tránh khu vực có ong, không chọc phá, bắt ong, đập tổ ong,… Không nên để cây cối mọc rậm rạp xung quanh nhà khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ. Khi phát hiện được có tổ ong ở khu dân cư, hay khu vực có nhiều người qua lại cần phải phá bỏ tổ ong đúng cách. Trang bị kiến thức cơ bản để sơ cứu người bị ong đốt, nếu bị ong độc đốt với số lượng lớn hay có dấu hiệu nặng cần đưa đến cơ sở y tế lớn ngay càng sớm càng tốt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.