Theo thông tin chia sẻ của ThS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh thận là kẻ giết người thầm lặng, chẳng những thế còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhất là trong những ngày dịch "COVID-19", nhiều trường hợp tử vong do COVID-19 trên những người có bệnh nền là suy thận mạn hoặc chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng.
Tuân theo "8 nguyên tắc vàng bảo vệ thận" sau đây sẽ giúp chúng ta có được hai quả thận khỏe mạnh, bền lâu:
Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần: Tập thể dục và có lối sống năng động giúp chúng ta có cân nặng lý tưởng, nhờ đó làm giảm nguy cơ bệnh thận mạn. Chúng ta có thể có thể chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga… hoặc bất cứ môn thể thao nào làm đổ mồ hôi và tiêu hao bớt năng lượng dư thừa
Ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh bao gồm đầy đủ các loại thực phẩm đủ năng lượng, hạn chế muối, ăn nhiều rau trái, bớt chất bột đường, đạm. Lượng muối cần thiết mỗi ngày không nên quá 6 gram, tương đương một muỗng cà phê gạt ngang. Để giảm bớt lượng muối, chúng ta cũng hạn chế các loại đồ hộp, các thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, khô, mắm…
Kiểm tra thường xuyên và kiểm soát đường trong máu: Khoảng 50% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh đái tháo đường nếu không xét nghiệm hoặc khi xảy ra biến chứng. Khoảng 50% bệnh nhân Đái tháo đường sẽ bị tổn thương thận, nếu không được điều trị tốt sẽ suy thận và thậm chí là suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo.
Kiểm tra thường xuyên và kiểm soát tốt huyết áp: Khoảng phân nửa số người bệnh có huyết áp rất cao mà không hề có triệu chứng, và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Vì thế, bạn cần kiểm tra huyết áp trong chương trình khám sức khỏe hàng năm. Tăng huyết áp nếu đi kèm đái tháo đường, rối loạn lipid máu sẽ làm tổn thương thận nặng hơn hoặc người bệnh dễ mắc các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Uống đủ nước: Lượng nước cần thiết phải uống mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố: vận động, thời tiết, tình trạng sức khoẻ, có thai hoặc cho con bú. Khi bạn tập thể dục, hoạt động gắng sức, đổ mồ hôi nhiều, bị nôn mửa, tiêu chảy cần phải uống nhiều hơn lượng nước bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh thận, tim, gan cần hỏi bác sĩ lượng nước tối đa có thể uống mỗi ngày để tránh tình trạng sưng phù, khó thở…
Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, làm thận tổn thương và hoạt động kém hiệu quả. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận lên gấp rưỡi so với người không hút thuốc lá.
Không tự ý sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau, các thuốc không rõ nguồn gốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Vì vậy, chỉ nên dùng những thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, những loại thuốc không rõ nguồn gốc, dù chỉ là cây cỏ, thực phẩm chức năng cũng cần chuyển hóa và đào thải qua thận. Vì vậy, trước khi dùng bất cứ loại sản phẩm nào, chúng ta nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Kiểm tra chức năng thận nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây: Đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh thận
Đái tháo đường, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận mạn, thường có triệu chứng thầm lặng, chỉ phát hiện ra nếu chúng ta xét nghiệm máu và nước tiểu. Tình trạng béo phì dẫn đến hội chứng chuyển hoá, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến mạch máu thận, tiểu protein, tăng áp lực cầu thận và cuối cùng dẫn đến suy thận...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.