
Ngày 26/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân vào viện trong tình trạng kích thích vật vã, đau nhiều vùng hạ vị và hai bên thắt lưng; nôn ra máu; phồng rộp niêm mạc vùng lưỡi, nước tiểu đỏ, ít.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, cùng với nhận dạng con côn trùng người nhà bệnh nhân mang đến, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc do ăn sâu ban miêu, suy đa tạng.
Ngay lập tức, bệnh nhân được xử trí theo phác đồ ngộ độc của Bộ Y tế; các bác sĩ cũng đã hội chẩn trực tiếp với các chuyên gia Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, thống nhất chuyển 3 bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp.
Hiện tại, 2 trong 3 bệnh nhân có tiên lượng rất nặng, hiện đang phải lọc máu cấp cứu tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai.
Sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis Vesicatoria còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao. Thực chất đây là một loại bọ cánh cứng, có màu đen, thân hình nhỏ, chiều dài khoảng 1,5 - 3cm, chiều ngang khoảng 0,4 - 0,6cm, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc cho biết: ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng rất nặng nề, tỷ lệ tử vong rất cao. Độc tố của sâu ban miêu là Cantharidin, rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ dạ dày, ruột cho đến cơ, gan, thận, máu… Hiện nay, trên thế giới chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo: Côn trùng có nhiều loài khác nhau, trong đó nhiều loài có chất độc. Trên thực tế, có rất ít loài côn trùng được khoa học chứng minh là an toàn để ăn. Do vậy, để phòng tránh ngộ độc, bên cạnh một vài dạng sâu đã được biết rõ ràng có thể dùng làm thực phẩm (ví dụ như nhộng tằm), thì người dân tuyệt đối không được sử dụng các loại côn trùng, sâu bọ làm thực phẩm hoặc làm thuốc để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - CDC Hà Nội đang triển khai điều tra trên nhóm học sinh từ 13-17 tuổi tại các trường THCS, THPT để đánh giá hành vi nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn.
VTV.vn - Chiều 26/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận các nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bé M.A.T. (6 tuổi) trong tình trạng đau bụng ngày thứ hai, cơn đau tăng dần và dữ dội.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca ngộ độc thuốc felodipine nghiêm trọng bằng kỹ thuật ECMO kết hợp lọc máu hấp phụ (HP).
VTV.vn - Liên cầu lợn (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn nguy hiểm, tồn tại trong cơ thể lợn - đặc biệt là lợn bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã áp dụng kỹ thuật tạo hình tuyến vú bằng vạt da cơ lưng rộng, vừa điều trị triệt căn ung thư vú, vừa cải thiện ngoại hình cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Bạch Mai vừa bóc tách thành công khối u trung thất hiếm gặp kích thước 30x20 cm, nặng 3,6 kg, giúp bệnh nhân hồi phục ngoạn mục sau ca mổ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân 44 tuổi, trong tình trạng liệt hoàn toàn hai chân, rối loạn cảm giác từ vùng bẹn trở xuống, đau dữ dội vùng cột sống.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 35 tuổi, đến viện khám vì hai mắt thường xuyên nhìn lóa, đặc biệt khi ra nắng, kèm theo biểu hiện đỏ mắt tái diễn.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo đến người tiêu dùng liên quan đến 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nghi giả của Công ty TNHH Công nghệ Herbitech.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp ngộ độc Methanol nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa xử lý thành công, cứu sống người bệnh nam 47 tuổi, bị đinh sắt dài 5cm xuyên qua hộp sọ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhi C.D.A (11 tuổi) trong tình trạng nguy kịch sau tai nạn giao thông, tiên lượng rất xấu.
VTV.vn - Ngày nay, TPCN là giải pháp được lựa chọn để chăm sóc sức khỏe chủ động. Làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của TPCN, lại tiết kiệm chi phí một cách thông minh?