Ảnh hưởng lớn tới trẻ
Trung bình mỗi tháng, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận khoảng 3-4 trường hợp rối loạn tâm thần do bị bắt nạt học đường đến khám. Gần đây, Viện tiếp nhận trường hợp em P.T.D. (học sinh lớp 8 ở Bắc Ninh) được gia đình đưa đến khám do thường xuyên buồn chán, có hành vi tự hủy hoại bản thân và có ý định tự sát.
Theo lời kể của gia đình, D. học giỏi, ít chơi và nói chuyện với các bạn cùng lớp, chỉ có một vài bạn thân ngoài lớp. Khoảng một năm nay, D. có căng thẳng với một nhóm bạn nữ trong lớp. Các bạn hay nói mỉa mai, chê bai về ngoại hình, nói xấu em "kiêu, chảnh" và "khinh người", cho rằng em hay "nhìn đểu". Nhóm bạn nữ trong lớp thường đe dọa, xúc phạm, có lúc cầm vở tát vào mặt em trong lớp học, giờ ra chơi. Thỉnh thoảng khi tan học, nhóm bạn có chặn bên ngoài trường để gây căng thẳng, đánh D. và dọa nếu mách giáo viên hoặc bố mẹ sẽ bị đánh nhiều hơn nên em không dám báo cho gia đình, cô giáo.
Bệnh nhân đã có lần nói qua với mẹ về việc gặp một vài vấn đề với bạn trên lớp nhưng không nói cụ thể bị bắt nạt. Lúc ấy mẹ D. cho rằng đó là việc trẻ con, tuổi học trò nên bảo con tự giải quyết.
Việc bị bắt nạt kéo dài gần 1 năm khiến D. luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng và sợ hãi, dễ cáu gắt, nổi nóng với người thân, học tập bị giảm sút. Em nghỉ học thường xuyên hơn, trở nên lầm lì và ít nói, ăn uống kém, đêm ngủ chập chờn. Khoảng 2 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân tự ý nghỉ học ở nhà, chỉ ở trong phòng khóc, có suy nghĩ tiêu cực, không muốn sống, có ý nghĩ tự sát để giải thoát, có hành vi rạch tay để giảm căng thẳng. Gia đình lo lắng nên đưa con đi khám và được chỉ định nhập viện.
Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), hành vi bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Nó có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với cá nhân bị bắt nạt, cũng như người ngoài cuộc có mặt trong sự kiện bắt nạt.
Bác sỹ Yến cho biết, hành vi bắt nạt có thể ảnh hưởng ngay lập tức tới sức khoẻ thể chất của trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 cho thấy, những đứa trẻ bị bắt nạt có sức khỏe thể chất kém so với những đứa trẻ không bị bắt nạt. Khi bị bắt nạt, các yếu tố gây căng thẳng về tâm lý và thể chất kích hoạt hệ thống stress tập trung vào trục vùng dưới đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA)… Sự lặp đi lặp lại của hành vi bắt nạt làm thay đổi sự đáp ứng với stress của cá nhân bị bắt nạt. Khi stress trở nên kéo dài, hệ thống hormone đáp ứng stress trở nên suy giảm chức năng, dẫn đến phản ứng căng thẳng yếu đi. Đồng thời, sự ảnh hưởng của corticoid và các hormone khác trong stress có thể liên quan đến các vấn đề rối loạn giấc ngủ, cảm xúc, chú ý, học tập…
Bác sĩ Yến cũng cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy ở thanh thiếu niên bị bắt nạt có lòng tự trọng thấp, cảm thấy chán nản, lo lắng, cô đơn. Một số phân tích tổng hợp cho thấy mối quan hệ giữa trầm cảm và bị bắt nạt ở trường. Trẻ em bị bắt nạt sẽ bị suy giảm nghiêm trọng tới kết quả học tập; có nhiều khả năng lo âu hơn so với trẻ bị ngược đãi, trầm cảm và có hành vi tự làm hại bản thân ở tuổi trưởng thành. Cũng có nghiên cứu cho thấy, trẻ bị bắt nạt khi còn bé có nguy cơ lạm dụng rượu, chất gây nghiện và có ý tưởng, hành vi tự tử. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cần có thời gian theo dõi thêm.
Cần sự chung tay
Bạo lực học đường là vấn đề không mới nhưng đang có chiều hướng gia tăng với mức độ phức tạp, trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội. Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Giáo dục thực hiện năm 2020 cho thấy, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020. Hàng loạt vụ việc xảy ra cho thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng để lại những hậu quả hết sức đau lòng.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến, để dự phòng hành vi bắt nạt học đường cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Trong đó, gia đình cần cung cấp cho trẻ một môi trường hỗ trợ để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh; cha mẹ cần được trang bị đầy đủ các kỹ năng nuôi dạy con, xây dựng mối quan hệ trong gia đình… Đối với nhà trường, cần xây dựng một môi trường học đường nói không với bắt nạt, bạo lực học đường; giáo dục cho học sinh về việc tôn trọng quyền cá nhân, sức khoẻ, nhân phẩm của người khác; tăng cường vai trò của giáo viên, nhân viên tâm lý và gia đình trong đánh giá, phát hiện và giải quyết các vấn đề về bắt nạt học đường; khuyến khích những phương thức ứng phó thích hợp và tìm kiếm sự hỗ trợ… Đối với cộng đồng, cần có các chương trình truyền thông để cung cấp thông tin rộng rãi; có sự hợp tác liên ngành trong việc giải quyết bắt nạt học đường; xây dựng các đường dây nóng về giáo dục, xử lý các khủng hoảng. Đặc biệt, có thể có sự hỗ trợ "cấp cứu tâm lý" ban đầu trong các cuộc khủng hoảng và sau những biến cố tâm lý…
Các chuyên gia tâm lý cũng khuyến cáo phụ huynh cần chú ý quan tâm đến tâm lý của trẻ. Khi con có những biểu hiện bất thường như buồn chán, lo lắng, dễ nổi nóng, ít nói, ít giao tiếp…, cần quan tâm và tìm ra nguyên nhân. Nếu trẻ bị bắt nạt cần kết hợp với nhà trường để có cách xử lý kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Về lâu dài, một môi trường học đường lành mạnh, đẩy lùi "bắt nạt học đường" vẫn luôn cần sự chung tay của bố mẹ, nhà trường và cả xã hội. Bắt nạt học đường sẽ không thể diễn ra nếu có sự can thiệp, xử lý của bên thứ ba. Phương pháp giáo dục dài hạn tốt nhất là làm sao để từ phụ huynh, giáo viên, học sinh biết cách lên tiếng khi chứng kiến ai đó đang bị bắt nạt. Chỉ khi tạo được một cộng đồng chung tay thì chúng ta mới có thể cùng nhau bảo vệ các nạn nhân và hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc từ "Bắt nạt học đường".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.