Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, cũng có một số thể bệnh nguy hiểm do tụ cầu gây bệnh có thể đe dọa tính mạng hoặc chốc biến chứng gây viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, suy thận.
Biểu hiện bệnh là các mụn mủ, mụn nước dễ trợt vỡ, sau đóng vảy vàng, hay gặp ở vùng mặt, tay, chân. Bệnh thường khỏi trong 10 ngày tới 2 tuần nếu điều trị đúng. Điều trị bệnh chốc nếu bị nhiều, nặng, phải sử dụng kháng sinh toàn thân và thuốc bôi tại chỗ, còn nếu mức độ nhẹ thì có thể chỉ dùng thuốc bôi đơn thuần.
‘ Tổn thương do chốc (Ảnh minh họa)
Các thuốc dùng toàn thân
Đường toàn thân thường dùng kháng sinh tác động vào nhóm vi khuẩn Gr (+) như oxacillin, cloxacillin hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1-2 như cephalexin. Sử dụng các thuốc kháng sinh trên cần lưu ý một số điểm sau:
Oxacicllin là kháng sinh thuộc nhóm isoxazolyn penicillin có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn, kể cả tụ cầu có tiết men penicillinase. Hiệu lực của thuốc để điều trị tụ cầu tương đối tốt. Chú ý thuốc hấp thu tốt hơn khi đói, nên cho người bệnh uống trước khi ăn 1 giờ. Một số tác dụng phụ có thể gặp: dị ứng, sốt, nổi ban đỏ, ngứa. Đối với tiêu hóa có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý các tương tác thuốc sau: với thuốc tránh thai có thể làm giảm tác dụng thuốc tránh thai. Thuốc nhóm tetracycllin làm giảm hiệu lực của oxacillin, vì vậy không dùng cùng với các thuốc nhóm này.
Cloxacillin cũng là kháng sinh thuộc nhóm penicillin kháng penicillinase, là kháng sinh diệt khuẩn, đặc biệt tụ cầu, kể cả tụ cầu tiết penicillinase. Thuốc chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh, người suy thận nặng. Thận trọng với người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân dị ứng với cephalosporin. Không dùng thuốc chung với amiloglycosid, probenecid. Lưu ý các tác dụng có hại như: mày đay, dị ứng, sốt, đau khớp, phù mạch, tổn thương thận, tiêu chảy, viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ. Dùng thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
Các thuốc khác thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I, II cũng có hiệu quả điều trị tụ cầu và vi khuẩn gram (+) nên có thể dùng điều trị chốc. Cephalexin thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Khi dùng thuốc này cần chú ý với người suy thận, thuốc gây tác dụng không mong muốn là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, dị ứng, mày đay, viêm gan, viêm thận kẽ, vàng da ứ mật. Không nên kết hợp với các thuốc độc với thận như kháng sinh nhóm aminiglycosid, thuốc lợi tiểu mạnh.
Các thuốc bôi tại chỗ
Thuốc sát khuẩn tại chỗ: dùng dung dịch thuốc màu: milian, castellani có tác dụng diệt khuẩn, làm khô tổn thương. Đối với người lớn thường dùng castellani, trẻ em dùng milian vì castellani có thể gây kích ứng và cảm giác rát. Dung dịch màu sát khuẩn thường dùng đối với tổn thương chốc ở giai đoạn đầu lúc mới có mụn nước, bọng nước hoặc mới trợt vỡ. Bôi thuốc ngày 1-2 lần. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt, làm khô tổn thương nhanh nhưng nhược điểm là để lại màu xanh hoặc đỏ trên da.
Thuốc mỡ có kháng sinh hoặc chất diệt khuẩn như: mỡ gentamycin, neomycin, mupirocin, acid fusidic. Khi dùng thuốc này cần chú ý, bôi thuốc 1-2 lần trong ngày với lượng vừa đủ phủ kín tổn thương. Nên dùng mỡ có mupirocin với bệnh chốc do tụ cầu kháng methicillin. Không nên dùng thuốc mỡ cho các tổn thương trợt ướt, chảy dịch nhiều mà nên dùng thuốc dạng dung dịch bôi đến khi nào tổn thương khô thì dùng thuốc mỡ.
Thuốc mỡ hoặc cream có chứa cả kháng sinh và corticoid nhẹ và vừa như: fucidin H, fucicort, neocortef, cũng có thể dùng trong giai đoạn viêm nhiều. Tuy nhiên, cần thận trọng tác dụng phụ của corticoid gây teo da, giãn mạch… vì vậy không dùng diện rộng, vị trí da mỏng, nhiều nếp gấp và không dùng kéo dài.
Ngoài thuốc bôi tại chỗ còn có thể sử dụng thuốc tím pha loãng 1/10.000 để ngâm vùng tổn thương và tắm. Thuốc tím vừa có tác dụng diệt khuẩn lại có tác dụng làm khô các tổn thương trợt da, chảy dịch. Ngâm rửa tại chỗ ngày 1-2 lần. Các loại lotion hoặc gel làm sạch da và giữ ẩm cho da như cetaphil, lactacid, eucerin… tắm cũng giúp da sạch sẽ, tránh khô da.
Cần chú ý, bệnh nhân không dùng tay để làm dập vỡ mụn nước, mụn mủ, không cạy vảy da. Để phòng bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da khô, thoáng, rửa tay hằng ngày sạch sẽ bằng xà phòng, cắt ngắn móng tay, tránh cào gãi trầy xước. Bôi thuốc kháng sinh, diệt khuẩn vào các nốt trầy xước, côn trùng cắn đốt.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.