Vào dịp Tết, việc ăn uống không điều độ, ăn uống thả ga cộng với việc chọn và bảo quản thực phẩm không đúng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh cấp tính. Vậy những bệnh thường gặp trong ngày Tết là gì? Làm sao để phòng ngừa?
Các bệnh về gan mật tụy
Ăn uống vào dịp Tết thường không điều độ dễ phát sinh béo phì, gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và viêm gan do rượu…
Gan nhiễm mỡ, viêm gan: Người có tiền sử bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan B hoặc có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ (béo phì, đái đường, tim mạch…) nên có chế độ sống cân bằng, phòng những biến chứng nặng nề như viêm gan tiến triển hoặc xơ gan.
Viêm gan do rượu: Biểu hiện chán ăn, nôn, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Diễn biến nặng nề sau thời gian uống rượu nhiều và liên tục. Viêm gan do rượu có thể gây tử vong, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh gan mật. Không nên uống hơn 2 cốc rượu nhỏ một ngày. Rượu có thể gây tổn thương gan tụy dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen (Panadol, Decolgen, Efferalgan, Alaxan...).
Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân: dùng thức ăn kém vệ sinh, ôi thiu; không quen thức ăn hoặc ăn cùng lúc những món kỵ nhau.
Biểu hiện: nôn ói và đi tiêu chảy; tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hơn hay tiêu chảy nhiều hơn.
Viêm dạ dày cấp
Nguyên nhân: chủ yếu là do uống nhiều rượu và sử dụng các chất kích thích như cà phê, ớt…
Biểu hiện: chủ yếu là đau bụng cồn cào nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu và đại tiện phân đen, phải được đưa đến bệnh viện.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy tuyệt đối không uống các loại nước ép trái cây có vị chua như: chanh, cam, táo, nho, dâu... vì loại trái cây này có nhiều chất hữu cơ làm tăng axit dạ dày, gây ợ nóng.
Bệnh táo bón
Nguyên nhân: chế độ ăn ít chất xơ và thiếu vận động; lạm dụng cà phê và các loại nước giải khát có chứa cafein càng làm cho cơ thể mất nước. Bác sĩ khuyến cáo:
Ăn đủ chất xơ: lớn hơn hoặc bằng300g rau/ngày (rau quả, trái cây, các loại đậu, bột ngũ cốc nguyên vỏ cám).
Uống nhiều nước: từ 6-8 cốc nước mỗi ngày (tương đương từ 1,5-3 lít). Uống nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn, sẽ kích thích nhu động ruột khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn.
Cảm lạnh và bệnh đường hô hấp
Viêm họng, cúm, viêm phế quản, viêm xoang, cảm lạnh. Khi cảm lạnh kéo dài quá một tuần thì có khả năng đã bị cúm, có thể dẫn đến viêm phổi, phế quản, viêm xoang...
Phòng bệnh: mặc ấm khi trời lạnh, không dùng chung khăn mặt và bàn chải đánh răng với người khác, che miệng khi ho, hắt hơi.
Nếu bị cảm lạnh, nên dùng nước đường nóng có vài lát gừng nướng chín, đồng thời bổ sung vitamin C và ăn cháo gà nóng để nâng cao sức khỏe.
Bệnh nhân bị sốt không nên uống nước ép trái cây ngọt vì dễ làm tăng đường huyết, khi đó các tế bào bạch cầu sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Đái tháo đường
Thành phần thực phẩm trong bữa ăn phong phú, có nhiều loại ảnh hưởng đến đường máu, lipid máu, đặc biệt tăng đường huyết sau ăn. Đồ uống như bia có chứa nhiều đường, còn uống nhiều rượu sẽ không có lợi cho tim mạch và huyết áp, mà bệnh nhân đái tháo đường 50 - 70% có biến chứng tim mạch.
Người bệnh đái tháo đường cần nhớ nguyên tắc: trước Tết, nên kiểm tra sức khỏe để bác sĩ điều chỉnh đường máu, huyết áp, mỡ máu về giới hạn tối ưu, dùng thuốc đúng và đủ liều (phải bảo đảm đủ thuốc trong những ngày Tết). Ngay sau Tết nên đi khám lại sớm nhất nếu có thể.
Trong những ngày Tết cần gạt bỏ tâm lý "kiêng chữa bệnh", không vì vui mà quên uống thuốc, chích insulin.
Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế tối đa uống nước ép nho và các loại trái cây có vị ngọt vì chúng chứa nhiều đường fructose, có thể gây tăng đường huyết, có thể dùng nước ngọt ăn kiêng nhưng hạn chế không nên dùng quá 1 lon/ngày. Tránh uống bia, rượu quá độ. Giờ giấc sinh hoạt cố gắng đảm bảo điều độ.
Người bệnh đái tháo đường cần giới hạn lượng nếp từ bánh chưng, bánh tét. Không nên ăn quả khô sấy, trái cây ngọt mà thay bằng trái cây nhiều nước như bưởi, thanh long, mận và rau.
Bệnh gout
Nhiều yếu tố tác động có thể gây khởi phát cơn gout cấp hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đầu tiên là chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều rượu bia. Chế độ ăn giàu đạm thịt như các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, hải sản, trứng gia cầm là nguyên nhân quan trọng gây khởi phát cơn gout.
Ngoài chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố góp phần khởi phát cơn gout cấp. Người mắc bệnh gout còn có thể mắc nhiều bệnh và các yếu tố nguy cơ kèm theo, nên khám trước và sau Tết để dự phòng thuốc, sẵn sàng phòng xảy ra cơn gout cấp.
Những người bệnh gout nên ăn gạo, hoa quả các loại giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm. Tuyệt đối không ăn, uống bất kỳ một dạng chất chứa cồn nào như rượu, bia.
Duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ. Trong ngày Tết vẫn cần các bài tập rèn luyện sức khỏe như ngày thường.
Đột quỵ
Tai biến này cũng thường tăng cao trong những ngày lễ tết. Cách phòng ngừa cũng tương tự như đối với bệnh tăng huyết áp. Người bệnh tim mạch cần mang theo mình các thuốc tim mạch thường dùng để phòng bất trắc. Phải ngừng mọi hoạt động, nằm ở một nơi yên tĩnh, uống thuốc trợ tim và gọi ngay cấp cứu khi thấy những dấu hiệu.
Những dấu hiệu cần lưu ý:
- Đau ngực trái, khó thở…
- Mệt mỏi, tê cứng ở cánh tay, chân, mặt hay một bên cơ thể.
- Hoa mắt, choáng váng khiến không nhìn thấy mọi vật, sây xẩm mặt mày, đứng không vững, khó nghe và khó nói.
- Tự theo dõi trị số huyết áp thường xuyên; dự trữ đủ lượng thuốc trong dịp Tết để có thể phòng ngừa và xử trí kịp thời.
Quan tâm đến việc ăn uống trong ngày Tết như thế nào cho đúng?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, trong ngày Tết, mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 70-80% lượng thức ăn so với bình thường, chia làm nhiều bữa. Món ăn bánh chưng, bánh tét hầu như có đủ các chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột và mỡ, chỉ thiếu thành phần xơ (không quá 200g/ngày).
Các món thịt nguội, giò chả chủ yếu cung cấp chất đạm và béo nhưng lại chứa nhiều acid béo no bão hòa nên không tốt cho sức khỏe (không quá 100g/ngày).
Các loại bánh mứt có chứa hàm lượng đường cao nên không phù hợp với người tăng huyết áp, đái tháo đường.
Giữa bao nhiêu loại thực phẩm đe dọa sức khỏe thì trái cây được xem là lành hơn cả. Đối với người bình thường có thể dùng 2 hoặc 3 suất trái cây trong ngày (mỗi suất tương đương một trái táo, hoặc ba múi bưởi, hoặc hai trái mận, hoặc một trái cam, hoặc một góc dưa hấu…).
Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của sức khỏe, hãy đến bệnh viện kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
VTV.vn - Trong 2 ngày từ 16 - 17/11/2024, Phòng tiêm Vaccine - Trung tâm Y tế huyện Lục Yên đã tiếp nhận 12 trường hợp phơi nhiễm dại.
VTV.vn - Tại Hải Dương, ghi nhận tại một số bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tăng do thời tiết chuyển mùa.
VTV.vn - Nam sinh 16 tuổi (Long An) đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An với khối sưng lớn ở vùng cổ bên trái.
VTV.vn - Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Đồng Nai đang có chiều hướng tăng cao và ghi nhận nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp dị vật bỏ quên khá lâu và kẹt lại tại vị trí cực kì hy hữu là ngay giữa hai dây thanh của trẻ.
VTV.vn - Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trường hợp bệnh nhi 14 tuổi, bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết phổi, suy hô hấp nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật thoát lưu máu tụ và khâu cầm máu cho nam bệnh nhân 24 tuổi, ngay sau cắt bao quy đầu tại nhà do thợ xăm thực hiện.
VTV.vn - Khoa Ngoại, Trung tâm Y tế Tân Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận ca bệnh nhiễm trùng hoại tử ngón 5 bàn chân trái rất nặng do biến chứng đái tháo đường.
VTV.vn - Điều chỉnh này không làm ảnh hưởng đến các đối tượng được BHYT chi trả 100%.
VTV.vn - Đây là trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp vừa được Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) tiếp nhận điều trị vì bị kích ứng sau uống nước củ ráy.
VTV.vn - Một bé trai gần 2 tuổi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, vật vã, kích thích, sốt cao, tinh thần lơ mơ, không tỉnh táo.
VTV.vn - Mang điện thoại vào nhà vệ sinh và ngồi lâu trên bồn cầu là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ngồi quá lâu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm yếu cơ sàn chậu.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh hiện vẫn tăng cao.