
Sự việc bắt đầu xảy ra với em khi giữa năm học, cô giáo xếp em ngồi giữa hai bạn nam. Kể từ đó, em thường xuyên bị hai bạn bên cạnh mình trêu chọc, giật và ném sách vở của trẻ. Nghiêm trọng hơn là em thường xuyên bị hai bạn lấy sách đập vào đầu.
Ngoài ra, em còn bị cả lớp ghép đôi với một trong hai bạn nam đó, khiến em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ nên không thể tập trung được để học.
Càng ngày, học lực của em càng giảm sút. Mỗi khi em không làm được bài hoặc bị điểm kém thì cả lớp lại trêu chọc khiến trẻ càng chán nản, tự ti và không muốn đi học. Nghĩ đến việc đi học, em luôn lo lắng, sợ hãi và cảm thấy không có ai hiểu và giúp đỡ mình. Dần dần, em không muốn giao tiếp với ai, thậm chí cả bố mẹ hay anh chị em.
Mỗi khi về nhà, em không ăn cùng gia đình mà sinh hoạt một mình. Em cảm thấy cuộc sống xung quanh đối với mình như là cực hình và muốn được giải thoát khỏi cảm giác đầy căng thẳng và sợ hãi này.
Em đã nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua thuốc trừ sâu. Nửa đêm, em đã uống 2 gói thuốc trừ sâu, sau đó, em cảm thấy chóng mặt, nôn liên tục rồi ngã gục xuống nhà. Bố mẹ phát hiện kịp thời đã đưa em tới bệnh viện để cấp cứu.
Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được xử trí cấp cứu bằng cách: rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, bệnh nhi được chuyển Khoa Sức khỏe vị thành niên.
Tại đây, bệnh nhi luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai.
Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá bệnh nhi có những sang chấn về tinh thần.
Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của bệnh nhi đã cải thiện hơn. Bệnh nhi cảm thấy khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với các bạn trong phòng và với mọi người. Ngoài ra, bệnh nhi cũng ăn, ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với bệnh nhi này, đặc biệt là khi đi học trở lại, nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn thì có thể bệnh nhi lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể còn đau lòng hơn...
Hiện nay, bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, của nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì những hậu quả gây ra. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây, trong một năm học, trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).
Điều đáng lo ngại hiện nay là bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở các học sinh nam mà thực tế lại có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng. Lý do có thể rất vu vơ như "nhìn đểu", bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài…
Việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là gia đình và nhà trường.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo: Trong gia đình, các bậc phụ huynh cần giành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ trong trường học.
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh.
Các giáo viên cần chú ý không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp và cần phải đưa ra các nội quy không có hành vi bạo lực ngay từ khi học sinh bắt đầu vào học. Bên cạnh đó, giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bản tin 18h ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết: Vừa phát hiện thêm 6 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương, đều là F1 được cách ly tập trung.
VTV.vn - Một hội đồng độc lập gồm 22 chuyên gia và nhà khoa học hàng đầu của Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ việc cấp phép khẩn cấp đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson.
VTV.vn - Sáng 27/2, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện, thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
VTV.vn - Sáng 27/2, Bộ Y tế tiếp nhận 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC do Tập đoàn Vingroup tài trợ cho Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế.
VTV.vn - Trong một cuộc họp trực tuyến, 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí duy trì "những hạn chế chặt chẽ" để phòng dịch, khi khối này chạy đua chống lại biến chủng mới.
VTV.vn - Các y, bác sĩ, điều dưỡng đã làm việc không biết thời gian, nhiều đêm thức trắng, chấp nhận xa gia đình, người thân để cùng chung mục tiêu dập dịch COVID-19 nhanh nhất.
VTV.vn - Trong lúc các bệnh viện quá tải, một bác sĩ tại thành phố Manaus, Brazil, đã quyết định tự điều trị cho mẹ của mình ngay tại nhà.
VTV.vn - Nam Phi đã ghi nhận khoảng 4.000 trường hợp tái mắc bệnh COVID-19, phần lớn có thể do biến chủng của virus SARS-CoV-2 được phát hiện và đang lây lan tại nước này.
VTV.vn -Nhà Trắng thông báo sẽ cấp phát hơn 25 triệu khẩu trang đến các trung tâm y tế cộng đồng và các cửa hàng thực phẩm trên khắp nước Mỹ để hỗ trợ những người có thu nhập thấp.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa thực hiện phẫu thuật lấy khối u vùng đỉnh hốc mắt trái cho bệnh nhân 27 tuổi, trú tại Tây Ninh.
VTV.vn - Một biến chủng virus SARS-CoV-2 mới, có một số điểm tương đồng với biến chủng dễ lây nhiễm hơn ở Nam Phi, đang gia tăng sự xuất hiện ở thành phố New York, Mỹ.
VTV.vn - Người đàn ông 32 tuổi trú tại Uông Bí, Quảng Ninh ăn lẩu tại nhà bằng bếp gas mini. Trong lúc đang kiểm tra bếp ga thì bất ngờ bếp phát nổ.
VTV.vn - Tính từ 18h ngày 26/2 đến 6h ngày 27/2, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, Việt Nam hiện vẫn có 2.426 bệnh nhân, trong đó 1.839 bệnh nhân đã được chữa khỏi.
VTV.vn - Sau 21 ngày không ghi nhận thêm ca nhiễm mới, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã hủy lệnh phong tỏa bản Nà Nhạn 1 và Nà Nhạn 2.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ngẫu nhiên tại các khu công nghiệp, khu vực có nhiều chuyên gia nước ngoài sinh sống, làm việc.