Cách phòng và điều trị thiếu máu ở trẻ

Ban Thời sự, icon
10:51 ngày 17/03/2017

VTV.vn - Nếu các bé có biểu hiện, như: mệt mỏi, ít hoạt động, hay quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, dễ mắc bệnh, kém tập trung, hay buồn ngủ, rất có thể trẻ đang bị thiếu máu.

Tình trạng thiếu máu thường xảy ra ở không ít trẻ nhỏ. Để phòng và điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ, hãy cùng theo dõi một số lưu ý dưới đây:

- Cần phòng bệnh thiếu máu, thiếu sắt từ sớm, ngay từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai

- Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú

- Uống viên sắt từ khi biết mình có thai cho đến một tháng sau đẻ

- Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ

- Cho ăn thực phẩm bổ sung theo đúng tháng tuổi

- Chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cũng là những thực phẩm giàu sắt

- Vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm các bệnh giun sán và tiêu chảy

- Cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ

- Điều trị thiếu máu phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ở trẻ em nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn, vì vậy cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt, như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh. Một số trẻ cần bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm, kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.

- Có thể tăng cường chất sắt cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt có trong động vật như: thịt, cá, tôm, cua, các loại gia cầm, hay các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục