Cận thị giả để lâu sẽ thành cận thị thật
BSCKI. Nguyễn Văn Tiến, Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết: Từ sau thời gian giãn cách xã hội, số lượng trẻ đến khám về mắt tăng khoảng 30% so với trước đây. Trung bình mỗi ngày khoa đón tiếp khoảng 50 trẻ đến khám mắt, trong đó có khoảng 5-7 trẻ đến khám liên quan về tật khúc xạ chủ yếu như nhìn mờ, mỏi mắt, chảy nước mắt. Tuy nhiên trong số những trẻ này có nhiều trẻ mắc bệnh cận thị giả.
Mẹ của em Nguyễn Thanh Hải, khu phố 4C, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa chia sẻ: Con của chị năm nay học lớp 6, thời gian này ở nhà cháu phải học online nhiều, mỗi ngày học 4 - 5 tiếng, có hôm học thêm môn tiếng Anh nên hầu như cháu ngồi trên máy tính cả ngày. Đợt này cháu kêu mắt bị mỏi, nhìn mờ, nghĩ là con bị cận thị nên chị cho cháu đi khám tại cửa hàng kính mắt. Tại đây cháu được chẩn đoán bị cận thị và được cắt kính đeo. Tuy nhiên, đeo kính được hơn một tháng, con chị cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mắt.
Sau đó, gia đình đã đưa cháu đi khám lại tại Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thì bác sĩ kết luận cháu chỉ bị cận thị giả, việc đeo kính cận là không cần thiết. Do chưa bị cận thị mà lại đeo kính cận nên cháu có các biểu hiện trên.
Theo bác sĩ Tiến, giả cận thị khá phổ biến, đây là hiện tượng rối loạn sự điều tiết. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do mệt mỏi thị giác hay khó chịu nhất thời của mắt. Những hoạt động như ngồi máy tính, đọc sách, học bài… là lúc khiến mắt nhìn ở cự ly gần, cơ thể mi co lại, để tăng độ cong của thủy tinh thể giúp hình ảnh rõ nét. Khả năng điều tiết ở mắt trẻ rất mạnh, có thể nhìn một vật gần 9cm nên trẻ có thể nhìn gần trong thời gian rất dài mà mắt không bị mỏi. Nhưng nếu bị co lâu ngày, cơ thể mi trở thành "tật", đến khi nhìn xa sẽ không dãn ra được do mất tác dụng đàn hồi, dẫn đến hiện tượng nhìn xa không rõ.
Triệu chứng cận thị giả cũng giống cận thị thật như mắt mỏi, nhìn xa không thấy, nhức đầu, chảy nước mắt và khó khăn khi ghi chép sau một thời gian dài làm việc trong cự ly gần. Những trường hợp này đến khám tại các cửa hàng mắt kính thì rất khó để phân biệt cận thị giả hay thật. Vì vậy phụ huynh cần cân nhắc thật kỹ khi đưa trẻ đi khám mắt, tốt nhất là đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về mắt.
Bác sĩ Tiến cũng cảnh báo: Giả cận thị nếu không điều trị kịp thời hoặc không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khiến mắt phải liên tục làm việc trong thời gian dài có thể dẫn đến suy nhược và trở thành cận thị thật. Cùng với việc dùng kính không đúng cũng là một phần nguyên nhân khiến nhiều người mắc cận thị giả dẫn đến cận thị thật. Đối với bệnh cận thị giả không nhất thiết phải đeo kính và dùng thuốc, chỉ cần có một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp là bệnh có thể tự khỏi, đối với những trường hợp nặng hơn bác sĩ sẽ cho những biện pháp chữa trị phù hợp.
Các biện pháp bảo vệ đôi mắt của trẻ
Để hạn chế phần nào những tác hại không mong muốn do trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử phục vụ cho học tập, bác sĩ Tiến chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bảo vệ đôi mắt cho trẻ trong quá trình học trực tuyến, cụ thể:
Phòng học: Nơi học của trẻ cần có ánh sáng đầy đủ, trẻ nên ngồi đối mặt với cửa sổ thay vì một bức tường. Tránh để màn hình máy tính đối diện với các nguồn sáng mạnh gây lóa màn hình.
Điều chỉnh độ sáng trên màn hình máy tính ở mức độ vừa phải.
Về khoảng cách và thiết bị: Nếu có lựa chọn, tốt hơn là để con bạn sử dụng máy tính với màn hình từ 15 inch trở lên. Đặt máy tính ở vị trí phù hợp với mắt, góc nhìn màn hình nên chếch góc 15 độ, khoảng cách trung bình từ mắt tới màn hình là 50 - 60cm. Có một công thức đơn giản đó là lấy 1,5 chiều dài đường chéo của màn hình làm khoảng cách từ mắt đến màn hình.
Trường hợp không có máy tính, điện thoại thông minh sẽ là sự lựa chọn cuối cùng và cha mẹ nên ngồi cạnh để hỗ trợ. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý bàn ghế và tư thế ngồi học của con, đừng để trẻ ngồi quá thấp hoặc quá cao so với bàn làm việc sẽ gây mỏi mắt.
Nháy mắt thường xuyên: Nháy mắt là cơ chế tự bảo vệ và tạo độ ẩm của mắt. Khi tập trung trước màn hình, trẻ thường có xu hướng quên nháy mắt dẫn đến việc khô mắt tạm thời và gây ra các chứng nhức mỏi, đỏ, ngứa… Điều này cũng khiến trẻ hay cho tay lên dụi mắt, việc dụi mắt thường xuyên dễ gây xước giác mạc hoặc các chứng viêm mắt (do vi khuẩn ở tay bám vào).
Khuyến khích trẻ thực hiện theo quy luật 20-20-20: Bố mẹ hướng dẫn các con thực hiện theo quy luật 20-20-20, tức là ngồi tối thiếu 20 phút phải có khoảng tối thiểu 20 giây nhìn xa 20 feet ( khoảng 6 mét). Quy tắc này giúp mắt được thả lỏng, hệ thần kinh được thư giãn, hạn chế tình trạng nhức mỏi, ngăn mắt không bị tổn thương.
Đối với trẻ lớn hơn phải học trong thời gian dài thì cứ khoảng cách tập trung học online trên máy tính 45 phút thì phải nghỉ ngơi để mắt được điều hòa tốt.
Bổ sung các thực phẩm cần thiết: Để đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt và một đôi mắt khỏe phụ huynh cần chú ý đến các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E, Lutein, và axit béo Omega có trong cà rốt, củ cải, xoài, đu đủ, trái cây có múi, rau lá xanh, hạnh nhân, quả óc chó, trứng, cá hồi... Tốt nhất nên bổ sung những vitamin này cho trẻ ở dạng tự nhiên hơn là phải cung cấp, bổ sung theo dạng thực phẩm chức năng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.