Theo TS.BS Trần Thị Thúy Minh - Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, dậy thì sớm ở trẻ không phải là bệnh lý hiếm gặp mà hiện nay đang gia tăng. Bệnh dậy thì sớm ở trẻ là bệnh xuất hiện ở bé gái trước 8 tuổi, bé trai dưới 9 tuổi. Khi bé gái dưới 8 tuổi có biểu hiện đặc thù như cương tiểu thùy vú, có lông mu ở bộ phận sinh dục, có kinh nguyệt sớm…, bé trai dưới 9 tuổi xuất hiện giọng nói ồm, ria mép, dương vật phát triển, có lông mu thì cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Dậy thì sớm được chia làm hai loại gồm dậy thì sớm ngoại biên và dậy thì sớm trung ương. Dậy thì sớm ngoại biên là do rối loạn hormone từ chế độ sinh hoạt, ăn uống, tâm sinh lý bệnh nhân. Dậy thì sớm trung ương do sự bất thường ở tuyến yên hoặc khu vực não nơi điều khiển tuyến yên như bị tổn thương khiến các hormone sinh dục tiết ra nhiều. Phần lớn phụ huynh thấy con dậy thì sớm, cao vượt trội so với bạn cùng tuổi thì vui mừng nghĩ rằng con phát triển tốt. Tuy nhiên, thực tế dậy thì sớm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng.
"Nếu dậy thì sớm, cơ thể trẻ chưa sẵn sàng cả về thể chất lẫn tâm sinh lý, ngoài việc phải đương đầu với những thay đổi về mặt cảm xúc, trẻ còn phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể khi còn quá nhỏ. Điều này có thể gây trầm cảm và căng thẳng tâm lý ở trẻ. Khi bản thân có sự khác biệt về ngoại hình, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ vì cơ thể phát triển khiến trẻ trông khác bạn bè khiến trẻ có cảm giác lạc lõng, trầm cảm, từ đó sinh ra cảm giác tự ti, sợ hãi, tâm trạng bất an, ảnh hưởng lớn đến tình trạng tâm lý và sức khỏe sinh sản của trẻ sau này. Không những vậy, việc trẻ phải đối mặt với giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm hơn độ tuổi. Điều này làm tăng nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên và để lại nhiều hệ lụy cho trẻ như bỏ học, thất nghiệp…" - bác sĩ Minh nhấn mạnh.
Mặc dù trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển hơn bạn cùng tuổi, nhưng thực tế càng về sau chiều cao của trẻ sẽ càng bị hạn chế. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng của xương, chu kỳ tăng trưởng của tuổi dậy thì bị rút ngắn đáng kể dẫn đến không có đủ thời gian để cơ thể phát triển bình thường. Do đó, chiều cao của trẻ dậy thì sớm sẽ thấp lùn hơn so với người bình thường. Hơn một nửa số trẻ em mắc bệnh dậy thì sớm đều có chiều cao không quá 150cm.
"Thông thường trẻ dậy thì sớm sẽ được điều trị bằng liệu pháp hormone để cân bằng hormone của trẻ, làm chậm quá trình dậy thì của trẻ. Ngoài ra, trẻ sẽ được áp dụng các biện pháp như tâm lý trị liệu, điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế các chất gây ra dậy thì sớm ở trẻ" - bác sĩ Minh nói.
Dậy thì sớm để lại nhiều hậu quả không tốt cho trẻ, do đó, các phụ huynh cần thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi của con em mình để phòng tránh các tác hại do việc dậy thì sớm gây nên. Nếu thấy con có các dấu hiệu dậy thì sớm, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn chữa trị. Việc điều trị dậy thì sớm là điều vô cùng quan trọng, phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tránh được những rủi ro không đáng có cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần và các nguy hiểm gặp phải ngoài xã hội.
Phụ huynh cần bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này. Giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường khi trẻ lớn lên, tránh gây tâm lý hoang mang hoảng sợ cho trẻ.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm không phù hợp với trẻ như tránh các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ quá yêu cầu phát triển bình thường như đông trùng hạ thảo, nhân sâm…, tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo và lượng đường cao như sôcôla, các loại bánh ngọt và nước ngọt khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Đồng thời, tạo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục thể thao bằng các hoạt động như bơi lội, nhảy dây, đá bóng, đá cầu…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.