Theo bác sĩ Nguyễn Quỳnh Tú, Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là một vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định lớn trong hiệu quả điều trị bệnh. Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp giúp nâng cao thể trạng, bệnh nhân có thể trải qua quá trình điều trị bệnh nhẹ nhàng hơn, nâng cao sức đề kháng tránh các bội nhiễm như vi khuẩn, virus, đặc biệt là trong thời kỳ dịch viêm phổi do virus SARS-CoV- 2 hiện nay.
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng, hiện nay, cách tốt nhất để có được chất dinh dưỡng là từ thực phẩm chứ không phải từ các thực phẩm chức năng. Do đó, cần tập trung vào việc ăn uống lành mạnh thay vì cố gắng sử dụng các chất bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt. Tốt nhất nên sử dụng các thực phẩm tươi sống để chế biến đồ ăn. Chế độ ăn uống cân bằng bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm thường sẽ có tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Khi chuẩn bị bữa ăn, nên bố trí hầu hết mỗi đĩa (ít nhất là 2/3) bằng các thực phẩm thực vật như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc. Phần còn lại của đĩa (1/3) có thể bao gồm các loại thực phẩm động vật như thịt gà, cá, trứng, phô mai và sữa chua.
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, một số các thực phẩm bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng còn đem lại hiệu quả phối hợp trong điều trị ung thư, dù rằng các thực phẩm này không thể thay thế phương pháp điều trị ung thư, song chúng hoàn toàn có thể giúp cho bệnh nhân trải qua quá trình điều trị ung thư thuận lợi hơn, bao gồm:
- Trái cây: Táo, quả việt quất, quả anh đào, nho.
- Rau họ cải: Súp lơ, bắp cải, cải xoăn, rau chân vịt, củ cải.
- Trà xanh.
- Tỏi.
- Bí đao, bí đỏ, cà chua...
- Đậu Hà Lan, các loại đậu hạt, đậu nành, đậu phụ.
- Ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, yến mạch, hạt kê, gạo lứt...
Các loại thực phẩm chức năng không được khuyến cáo trong quá trình điều trị do chúng có thể tương tác với các thuốc điều trị ung thư hiện nay hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận, công thức máu dẫn đến trì hoãn việc điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Bên cạnh đó, một số loại vitamin khi sử dụng liều cao kéo dài mà không có sự kiểm soát của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra nhiều tác hại nặng nề.
Ví dụ, vitamin C liều cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Vitamin B6, ngay cả với liều lượng vừa phải, có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Độc tính vitamin A có thể dẫn đến những thay đổi trong sự phát triển của xương, gan to, thiếu máu và rụng tóc. Nếu bệnh nhân có những khó khăn trong cung cấp dinh dưỡng qua ăn uống thì các loại thực phẩm bổ sung cần phải được chỉ định bởi bác sĩ điều trị ung thư chuyên khoa...
Do trong toàn bộ quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư sẽ có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn bệnh nên việc chăm sóc dinh dưỡng cũng phải rất linh hoạt và phải đánh giá để thay đổi thường xuyên cho phù hợp.
Hiện nay, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phối hợp với chuyên khoa dinh dưỡng đã tiến hành khảo sát thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư để lên các thực đơn phù hợp với khẩu vị bệnh nhân mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và hỗ trợ tối ưu cho điều trị. Ở các bệnh nhân có nôn nhiều, nuốt khó, nuốt nghẹn hay bán tắc ruột thì một số các biện pháp chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt như truyền dinh dưỡng tĩnh mạch, đặt sonde hỗng tràng, sonde dạ dày nuôi dưỡng bằng nhỏ giọt sữa chuyên dụng đã đưa lại hiệu quả cao giúp mang lại hi vọng cho những bệnh nhân dường như tuyệt vọng do không thể điều trị bệnh ung thư do không đảm bảo được vấn đề dinh dưỡng.
Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách là một vấn đề vô cùng quan trọng, mang lại hiệu quả cao trong điều trị và là một xu hướng mới cần được áp dụng rộng rãi hiện nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).