Theo các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chế độ ăn có thể giúp làm chậm lại tiến triển của bệnh thận mạn tính. Những bước sau đây sẽ giúp người bệnh ăn uống đúng khi muốn kiểm soát căn bệnh thận mạn tính:
Chọn và chuẩn bị thức ăn chứa ít muối và natri
Natri là một phần của muối ăn. Ăn uống ít natri sẽ giúp làm hạ thấp huyết áp và có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Vì chức năng của thận là lọc natri ra khỏi cơ thể và đưa nó vào nước tiểu. Thận bị tổn thương thì không thể lọc natri tốt như thận bình thường. Việc này có thể làm cho natri ở lại trong cơ thể và dẫn đến tăng huyết áp. Hàm lượng natri lý tưởng là ít hơn 2,3 mg mỗi ngày.
Những loại thức ăn có natri ít hơn: Rau quả đông lạnh hay tươi, mì sợi, cơm, ngũ cốc nấu chín không có thêm muối, thịt heo, gia cầm, hải sản tươi, phô mai ít béo, hạt dẻ không tẩm muối, rau xà-lách, bơ đậu, thức ăn đông lạnh có ít natri.
Những thức ăn có natri nhiều hơn: Thịt muối, thịt xông khói, xúc xích nóng, viên súp, súp đóng hộp, súp ăn liền, các loại thức ăn đóng hộp, các loại hoa quả đóng hộp, các loại khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các loại thức ăn dùng liền: ngũ cốc, bánh mì nướng.
Làm thế nào để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn?
- Nên mua thực phẩm tươi.
- Tự nấu những thức ăn tươi thay vì dùng những loại nấu sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh, thức ăn đóng hộp trong đó chứa nhiều muối.
- Trong khi nêm nếm thức ăn, thay vì dùng muối, có thể dùng gia vị, thảo mộc, những loại không có muối.
- Nếu dùng những loại thức ăn đóng hộp như rau, đậu phải rửa với nước trước để loại bỏ muối.
- Hạn chế dùng thịt, cá đóng hộp. Nên mua thịt, cá tươi về chế biến nhạt để dùng.
- Luôn đọc nhãn thành phần dinh dưỡng để so sánh các loại thực phẩm.
- Kiểm tra các loại thịt tươi hay gia cầm. Người ta có thể cho thêm natri để giữ thịt được lâu hơn.
- Bạn có thể kiểm tra nhãn ngoài bao bì để có thể nhanh chóng nhận ra các thực phẩm nào chứa ít hơn natri.
- Không thêm muối hoặc Không muối: Không thêm muối khi chế biến nhưng không nhất thiết là không có natri.
Ăn đúng lượng và loại protein
Vì sao lượng protein lại quan trọng đối với người có bệnh thận mạn? Khi cơ thể sử dụng protein sẽ tạo ra chất thải và nó được loại ra khỏi cơ thể qua đường thận. Nếu quá nhiều protein sẽ làm cho thận phải làm việc nhiều hơn, do đó, người có bệnh thận mạn cần ăn ít protein hơn.
Làm thế nào để ăn đúng lượng protein?
- Ăn ít tỷ lệ thịt và sản phẩm từ sữa. Thịt, thịt gia cầm và cá: một khẩu phần đã nấu nên chỉ khoảng 60 - 90g.
- Những thực phẩm từ sữa: một khẩu phần 1/2 cốc sữa hay sữa chua hoặc một lát phô mai.
- Protein thực vật một suất ăn nên là: 1/2 chén đậu nấu, 1/4 chén hạt dẻ, một lát bánh mì, 1/2 chén cơm hay mì.
- Những thức ăn có protein động vật: Thịt, bò, gà, vịt, trứng, chế phẩm sữa như sữa chua, phô mai, sữa, cá.
Những thức ăn có protein thực vật:
- Loại có nhiều protein: đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng; các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; hạt dẻ và bơ hạt dẻ; hạt hoa hướng dương.
- Loại ít protein: bánh mì, bánh bắp; bột yến mạch, yến mạch thô, ngũ cốc; mì sợi, gạo; sữa gạo (không làm giàu).
Chọn thức ăn tốt cho sức khỏe tim mạch
Do thận bị suy yếu, chúng ta cần ăn những loại thức ăn ít phốt pho và kali hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng các kết quả xét nghiệm để theo dõi mức phốt-pho và kali của bạn và cho bạn lời khuyên.
Những thức ăn tốt cho tim mạch: thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá, các loại đậu, rau, trái cây, phô mai, sữa chua, sữa ít béo.
Cách chế biến:
- Nướng, xào hay quay thức ăn thay vì chiên ngập dầu.
- Nấu thức ăn với lượng nhỏ dầu ô liu thay vì dùng bơ.
- Cắt bỏ mỡ ra khỏi thức ăn và bỏ da của thịt gia cầm trước khi ăn.
- Nếu dùng những loại thức ăn đóng hộp như rau, đậu phải rửa với nước trước để loại bỏ muối.
- Hạn chế dùng thịt, cá đóng hộp. Nên mua thịt, cá tươi về chế biến nhạt để dùng
Chọn những thức ăn ít phốt pho
Phốt pho là một khoáng chất giúp cho xương khỏe mạnh, mạch máu và cơ hoạt động tốt. Đối với người bệnh thận mạn tính thì vấn đề phốt pho trở nên quan trọng vì nó có thể tích tụ trong máu, làm cho xương bị xốp, yếu và dễ gãy. Nó có thể gây ra tình trạng ngứa da và đau các khớp, đau xương. Nên hầu hết người bị bệnh thận mạn cần phải ăn những thức ăn chứa hàm lượng phốt-pho ít hơn lượng thường ăn trước đây.
Để làm giảm bớt lượng phốt pho trong bữa ăn, chúng ta cần biết để ăn ít những loại thức ăn nào có hàm lượng phốt pho cao và ăn ít lại những thức ăn nhiều protein trong bữa chính và bữa phụ.
- Các loại cá, thịt và thịt gia cầm chỉ nên ăn khoảng 60 - 90g.
- Các loại thức ăn từ sữa thì khoảng nửa tách sữa hay sữa chua hoặc một lát phô mai.
- Những loại đậu thì chỉ ăn khoảng nửa chén.
- Trái cây và rau tươi nếu bạn không bị khuyến cáo phải kiểm soát chỉ số kali máu.
Những loại thức ăn ít chứa phốt pho: rau và trái cây tươi, sữa gạo, mì pasta, bánh mì, thức ăn ngũ cốc từ gạo và bắp, thức uống có màu nhạt, nước trà tự pha ở nhà.
Những loại thức ăn có chứa nhiều phốt pho hơn: thịt (cá, gia cầm, heo), các loại thức ăn từ sữa, các loại hạt đậu, hạt dẻ, hạnh nhân, quả óc chó, thức uống cola, những loại trà đóng chai.
Chọn những thức ăn có lượng kali đúng
Kali là một loại muối khoáng giúp cho cơ và sợi thần kinh hoạt động tốt. Đối với người bị bệnh thận mạn tính, thận có thể không loại bỏ được lượng kali dư trong máu. Một vài loại thuốc có thể làm tăng mức kali trong máu. Mức kali trong máu của chúng ta nên trong mức 3,5 - 5,0 mEq/L.
Có một số cách giúp bạn làm giảm mức kali trong khẩu phần ăn:
- Ăn ít lại các thức ăn chứa nhiều protein trong các bữa ăn chính và các bữa phụ như: thịt, gia cầm, cá, đậu, sản phẩm từ sữa và hạt dẻ.
- Dùng những gia vị và thảo mộc trong nấu nướng và trên bàn ăn. Những loại thay thế muối ăn thường có chứa kali và thường không nên dùng. Kali clorid có thể dùng thay cho muối trong vài loại thức ăn đóng hộp, đóng gói như súp đóng hộp.
- Hạn chế những loại thức ăn có chứa kali trong thành phần.
- Đổ bỏ nước ngâm trong trái cây, rau quả đóng hộp trước khi ăn.
- Nếu bạn bị đái tháo đường nên chọn nước ép táo, nho hay quả việt quất khi đường huyết của bạn bị hạ.
- Với trái cây và rau quả, chọn những loại có chứa hàm lượng kali ít hơn.
Những loại rau quả có nhiều kali hơn (từ 200 mg trở lên):
Trái cây: trái mơ, chuối, dưa vàng, chà là, đào, kiwi, nước ép mận hay mận, nước ép cam hay cam, nho khô.
Rau: bí đỏ, bơ, đậu rang, củ cải đường và những loại rau xanh, bông cải (đã nấu), cải Bỉ, cải Tchard, tiêu Chi lê, nấm, khoai tây, bí ngô, đậu tách hạt, đậu nành, khoai lang, khoai từ, nước ép rau, nước sốt cà chua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nouri Colos là dòng sữa non công thức bổ sung dinh dưỡng giúp kích thích trẻ ăn ngon, tăng cân ổn định.
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới đây tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 22 tháng tuổi bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.