Chủ động phòng bệnh tay chân miệng

P.V, icon
11:54 ngày 24/02/2023

VTV.vn - Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Hình minh họa.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, trong tuần 7 (từ ngày 13 - 19/2), thành phố ghi nhận 48 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 1% so với trung bình 4 tuần trước đó. Số mắc tích lũy đến tuần 7 là 366 ca.

Bệnh tay chân miệng dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và 9-11.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Dưới đây là khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh:

Chủ động phòng bệnh tay chân miệng - Ảnh 1.
Chủ động phòng bệnh tay chân miệng - Ảnh 2.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục